Theo các nghiên cứu, việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm, con người dễ bị nhiễm chì, hay gặp nhất là các bệnh về thận, thần kinh, cơ thể thiếu sức sống; nhiễm Natri gây bệnh về cao huyết áp, tim mạch; nhiễm Cadimi có thể gây đau lưng, thoái hóa cột sống; nhiễm độc các hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật gây cảm giác nôn ói hoặc ngộ độc. Theo thống kế của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm có đến 9.000 người tử vong do nguồn nước và vệ sinh kém. Có khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư,  nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước; 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

Trước khi giải đáp thắc mắc muốn có sức khỏe tốt cần phải làm gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Sức khỏe của chúng ta chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau và dưới đây là một số yếu tố quan trọng bạn cần quan tâm:

Một chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ khiến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh. Tiêu thụ quá nhiều chất béo, đường, muối sẽ dẫn đến béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường và các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, việc ăn uống không điều độ, bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều một lúc cũng gây ra rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thực phẩm bẩn, ôi thiu, nhiễm khuẩn sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.

Ít vận động sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Thiếu vận động khiến năng lượng dư thừa tích tụ thành mỡ, gây béo phì. Việc lười vận động còn làm giảm khả năng làm việc của tim, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Không thường xuyên vận động còn làm suy yếu xương khớp, tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề về khớp. Về mặt tinh thần, thiếu vận động cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm.

Thiếu ngủ không chỉ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, uể oải mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Khi thiếu ngủ, hệ miễn dịch suy yếu, làm giảm khả năng chống lại bệnh tật. Tình trạng này cũng gây ra các rối loạn tâm thần như khó tập trung, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ trầm cảm. Về lâu dài, thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây rối loạn nội tiết tố và tăng cân. Ngược lại, ngủ quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.

Căng thẳng kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho cả thể chất và tinh thần. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, rối loạn lo âu mà còn khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn. Nguy hiểm hơn, căng thẳng kéo dài còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau như các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, da liễu.

Ngoài ra, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe như: Môi trường sống, các mối quan hệ xã hội, gen di truyền…

Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe

Chế độ ăn lành mạnh giúp cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường và béo phì. Một chế độ ăn cân bằng bao gồm đa dạng các nhóm thực phẩm tươi, sạch, được chế biến đúng cách… sẽ góp phần tăng cường sức khỏe. Bạn nên ưu tiên các thực phẩm tự nhiên, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt và đồ uống có ga.

Thuốc lá gây hại cho phổi, tim mạch và nhiều cơ quan khác. Rượu bia là “kẻ thù” của gan. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, bệnh ung thư và tai nạn giao thông. Ma túy gây nghiện và hủy hoại sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó là những thứ không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe cá nhân mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.

Khám sức khỏe định kỳ giúp chúng ta phát hiện sớm các bệnh tật ngay cả khi chưa có triệu chứng, từ đó có thể điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng. Ngoài ra, khám sức khỏe còn giúp theo dõi sự thay đổi của cơ thể, đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh mãn tính, thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh tật. Quan trọng hơn, việc này còn giúp chúng ta yên tâm hơn về sức khỏe và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.

Muốn có sức khỏe tốt cần phải làm gì đến đây bạn đã biết rồi chứ? Hãy nhớ rằng, sức khỏe là kết quả của những nỗ lực hàng ngày. Khi thực hành được những thói quen tốt cho sức khỏe nên duy trì, bạn sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Làm sao để tạo cho trẻ môi trường sống lành mạnh?

Môi trường sống của trẻ có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển về nhân cách, tính cách của mỗi trẻ nhỏ. Chính vì thế, ngay từ những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần phải quan tâm và chú ý đến việc tạo dựng, lựa chọn các môi trường sống phù hợp, tích cực cho trẻ.

Để có thể giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất, các bậc phụ huynh nên chú ý để tạo dựng môi trường sống lành mạnh bằng các cách sau:

Lựa chọn môi trường học tập phù hợp cho trẻ

Môi trường ở trường học có sự ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Chính vì thế, khi trẻ đến tuổi đi học, cha mẹ cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc lựa chọn ngôi trường phù hợp với trẻ. Khi trẻ đến trường, trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều bạn bè, thầy cô hơn, thời gian trẻ sinh hoạt ở trường lớp cũng chiếm phần lớn nên nó có thể tác động rất nhiều đến suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của trẻ.

Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý nhiều hơn để lựa chọn trường học cho con. Đồng thời cũng cần phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với giáo viên, nhà trường để nắm được tình hình học tập, hòa nhập của trẻ nhỏ, từ đó sẽ có hướng hỗ trợ và tạo điều kiện để trẻ phát triển tốt hơn.

Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng rất thích nhận được những lời khen ngợi và động viên. Thay vì liên tục la mắng, trách phạt hay sử dụng đòn roi để giáo dục con cái, các bậc phụ huynh hãy nên nhẹ nhàng hơn để khuyên bảo và dạy dỗ trẻ từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Trẻ sẽ có thêm những sự nỗ lực và cố gắng nhiều hơn khi nhận được những lời động viên, khen ngợi và tán thưởng từ cha mẹ hoặc người thân của mình. Vì thế, khi trẻ hoàn thành tốt một nhiều vụ nào đó, phụ huynh hãy nên khuyến khích con bằng những lời khuyến khích, tuyên dương.

Hoặc nếu trẻ đạt được một thành tích tốt, hãy dành cho trẻ một phần quà nhỏ dựa theo sở thích của trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ phấn đấu nhiều hơn mà còn tạo cho trẻ một cảm giác gần gũi, thân thuộc với chính cha mẹ, người thân của mình, giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái và an tâm khám phá, thử thách thêm nhiều điều thú vị xoay quanh cuộc sống.

Thông tin của bài viết này đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường sống đối với sự phát triển nhân cách và tâm lý của trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi để trẻ có thể sinh hoạt và trưởng thành trong môi trường lành mạnh, tích cực, giúp trẻ phát triển một cách ổn định và toàn diện nhất.

SKĐS - Đang phải trải qua những tháng nóng nhất trong năm, dân mạng sôi sục đồng...tôn vinh Willis Carrier là nhà phát minh vĩ đại khi sáng chế ra máy điều hòa. Chiếc máy quen thuộc này bỗng được xem là… giải cứu thế giới khi nhiệt độ bên ngoài của cả nước đang dao động từ 36 độ C - 43 độ C. Cư dân của các thành phố lớn như HCM, Hà Nội còn cảm giác nóng hơn nhiều do hiện tượng bức xạ nhiệt.

Nằm điều hòa không đúng cách có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta:

Máy điều hoà có xu hướng loại bỏ đi tất cả độ ẩm có thể có trong phòng, bất kể đó là độ ẩm thoát ra từ da của bạn. Điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tầng biểu bì ở ngoài cùng của da và khiến cho làn da trở nên khô ráp, da trở nên khô căng, bong tróc và nặng hơn là vùng da đó sẽ trở nên ngứa ngáy, ửng đỏ.

Việc loại bỏ tất cả độ ẩm để làm mát phòng của máy điều hoà, làm cho da của bạn mất đi độ ẩm và khiến làn da trở nên khô hơn. Khi các mô da bị mất nước và độ ẩm, chúng trở nên nứt nẻ và các nếp nhăn dễ dàng xuất hiện hơn. Đồng thời độ đàn hồi của da bị giảm đi đáng kể.

Những người làm văn phòng, áp lực công việc và ánh sáng của máy tính khiến họ ít chớp mắt hơn, trung bình mắt chớp khoảng 15-18 lần mỗi phút, khi làm việc tập trung chỉ chớp 5-6 lần mỗi phút, mắt không được làm ướt thường xuyên dẫn tới khô mắt.

Ngoài ra, việc thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa cũng gây khô mắt, vì trong điều hòa có bộ phận hút ẩm khiến bầu không khí trong phòng lạnh rất khô, nước mắt bốc hơi nhanh hơn. Hai yếu tố đó kết hợp làm gia tăng triệu chứng khô mắt và nhức mắt.

Nằm điều hòa không đúng cách có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta. Ảnh minh hoạ

Trong quá trình làm mát, điều hòa thường hút ẩm từ không khí nhiều hơn cần thiết, đặc biệt khi bạn thiết lập nhiệt độ ở mức thấp. Quá trình này có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước trong cơ thể của trẻ nhỏ. Để ngăn chặn điều này, hãy khuyến khích trẻ uống thêm nước ấm và bôi kem dưỡng ẩm cho da hoặc môi.

Hay mắc các bệnh về đường hô hấp

Trong môi trường quá khô, điều hòa không khí có thể làm khô màng nhầy trong mũi và họng, gây ra khó chịu và khó thở. Nếu không đủ ẩm, cơ thể con người có thể bị mất nước và làm giảm sức đề kháng, dẫn đến việc dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, thậm chí còn làm nặng bệnh lý hen ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, nếu hệ thống điều hòa không khí không được bảo trì và vệ sinh đúng cách, nó có thể trở thành một nguồn gốc của vi khuẩn và nấm, gây ra các vấn đề về sức khỏe liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và cảm cúm.

Điều hòa có thể làm cho các triệu chứng của bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hơn. Dù việc ở trong nhà có máy lạnh có thể bảo vệ trẻ em khỏi tác động của phấn hoa hoặc ô nhiễm không khí, nhưng thực tế vẫn tồn tại một số nguy cơ tiềm ẩn.

Nếu máy điều hòa của gia đình không được vệ sinh và bảo dưỡng đúng cách, bạn hoặc người thân có thể tiếp xúc với nhiều chất kích thích và vi khuẩn. Từ đây, có thể gây ra các cơn hen hoặc dị ứng.