Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động
Chính sách hỗ trợ người lao động
Cập nhật ngày: 15/07/2015 12:50:27
Tham gia chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là xuất khẩu lao động (XKLĐ)), ngoài việc được tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ cần thiết, lao động Đồng Tháp còn được nhận nhiều sự hỗ trợ chi phí trong quá trình học tập.
Người lao động được tư vấn xuất khẩu lao động
Theo đó, người lao động (NLĐ) có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Đồng Tháp đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) khi kết thúc khóa học do đơn vị cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài tổ chức được cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc xác nhận hoàn thành khóa học ngoại ngữ, giáo dục định hướng để làm việc ở nước ngoài. NLĐ thuộc hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, có đủ giấy tờ cần thiết chứng minh là đối tượng thụ hưởng sẽ nhận hỗ trợ tiền học ngoại ngữ, giáo dục định hướng với mức 2 triệu đồng/lao động xuất cảnh, được hỗ trợ tiền khám sức khỏe. NLĐ được hỗ trợ 1 lần khám sức khỏe (đối với hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ 100%, các đối tượng còn lại hỗ trợ 50%).
Ngoài ra, NLĐ còn được hỗ trợ vay vốn làm chi phí khi tham gia làm việc ở nước ngoài: Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách được vay tín chấp tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) chi nhánh Đồng Tháp 100% chi phí khi tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Đối với lao động thuộc các đối tượng còn lại được xem xét cho vay tín chấp tại NHCSXH chi nhánh Đồng Tháp mức vay đối với từng thị trường. Lao động tham gia làm việc tại thị trường Hàn Quốc được vay tối đa 80% chi phí; đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản, thị trường Đài Loan vay tối đa 90% chi phí. Trường hợp cá biệt có nhu cầu vay đủ 100% chi phí, Ban Chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh xem xét, quyết định. Thị trường Malaysia, thị trường khác được hỗ trợ vay 100% chi phí. Về lãi suất cho vay, thực hiện theo lãi suất cho vay của NHCSXH chi nhánh Đồng Tháp tại từng thời điểm.
Đối với những trường hợp hỗ trợ vay tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng ở nước ngoài: NLĐ thuộc hộ chính sách, hộ nghèo, nếu đi làm việc tại Hàn Quốc thì vay tiền ký quỹ tín chấp tại Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện, thị xã, thành phố nơi NLĐ đăng ký hộ khẩu thường trú. Mức vay tối đa 100 triệu đồng, thời hạn vay tối đa là 5 năm 4 tháng. Những đối tượng còn lại và đi các thị trường khác ngoài Hàn Quốc thì được vay theo hình thức tín chấp tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Đồng Tháp, mức vay tối đa 100% mức ký quỹ, lãi suất cho vay 13%/năm, thời gian cho vay tối đa 24 tháng.
Để thuận tiện cho NLĐ tham gia XKLĐ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài Chính, NHCSXH, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Đồng Tháp thực hiện các hướng dẫn liên tịch, ban hành các chính sách hỗ trợ người tham gia XKLĐ giai đoạn 2014-2016. Theo hướng dẫn liên tịch, NHCSXH, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ NLĐ vay vốn làm chi phí đi làm việc ở nước ngoài, tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ vay tiền, thực hiện các thủ tục theo quy định.
Trong đó, phải kể tới chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi của Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Thành phố trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Thành phố; Chính sách cho vay của Quỹ hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; Chính sách cho vay của Quỹ hỗ trợ Nông dân trực thuộc Hội Nông dân Thành phố. Đặc biệt, Thành phố đã ban hành và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị để đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị, mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu,… phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định.
Trong giai đoạn 2011 - 2021, đã có 24.634 lượt tổ chức, hộ dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, với tổng vốn đầu tư 13.896,534 tỷ đồng, trong đó vốn vay được hỗ trợ lãi vay 8.435,678 tỷ đồng, ngân sách đã giải ngân hỗ trợ lãi vay 673,525 tỷ đồng. Kết quả thực hiện cho thấy, với 1 đồng vốn từ ngân sách, đã huy động được 21 đồng vốn từ cộng đồng để đầu tư sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh còn thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp Chính sách khuyến nông; Chính sách hỗ trợ chi phí tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc ….
Được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, Thành phố đã tập trung thực hiện chuyển dịch, tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của Thành phố.
Từ các chính sách của Trung ương và Thành phố đã góp phần giúp nền nông nghiệp Thành phố chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, chuyển từ các loại cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế thấp sang các loại cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn như: chuyển từ cây lúa có hiệu quả kinh tế thấp, đất vườn tạp, bỏ hoang,… sang trồng hoa lan, cây kiểng, cá kiểng, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa, thủy sản các loại. Góp phần đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn ở ngoại thành; đòn bẩy thúc đẩy nâng cao giá trị sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, cung ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân Thành phố; đẩy mạnh phát triển các nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho lao động ngoại thành, góp phần vào mục tiêu thực hiện chương trình chuyển dịch nông nghiệp đô thị của Thành phố.
Song song đó, một số Sở, ngành Thành phố đã chủ động, tích cực tham mưu và giải quyết những vướng mắc phát sinh từ thực tế. Công tác tuyên truyền, thông tin chính sách được tập trung thực hiện với nhiều hình thức như: hội nghị, tập huấn, báo chí, đài phát thanh, phóng sự tuyên truyền. Do đó, chính sách đã được đông đảo người dân, doanh nghiệp biết và thực hiện.
Ủy ban Nhân dân thành phố Thủ Đức, các huyện, quận, tích cực, chủ động tham gia thực hiện chính sách, hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập theo định hướng phát triển nông nghiệp đô thị. Đồng thời, chính sách quy định rõ quy trình, thành phần hồ sơ, cơ quan tiếp nhận theo từng bước, thời gian thực hiện, do đó đảm bảo cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước khi thực hiện thuận lợi.
Cùng với thuận lợi, Thành phố cũng gặp khó khăn Công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt các chính sách của Trung ương, của địa phương ở cơ sở còn chưa thường xuyên liên tục; một bộ phận nhân dân vẫn còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên chưa mạnh dạn đầu tư các mô hình sản xuất đảm bảo qui mô để được hưởng chính sách hỗ trợ.
Một số chính sách đã ban hành nhưng chậm triển khai, nội dung triển khai các chính sách hỗ trợ đến người nông dân còn hạn chế, chưa sâu sát và thu hút sự đồng thuận tham gia của người dân.
Việc triển khai chính sách đến với người dân, doanh nghiệp ở một số quận vùng ven có sản xuất nông nghiệp còn chậm nguyên nhân bởi tốc độ đô thị hóa cao, mức độ tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp chưa tập trung.
Từ năm 2020 đến nay, các chủ phương án chưa được nhận kinh phí hỗ trợ lãi vay, điều này khiến cho nhiều chủ phương án hoang mang, bức xúc và đã có nhiều kiến nghị, phản ánh, cầu cứu,.. đến các cơ quan chức năng từ cấp xã, cấp huyện và đến cấp Thành phố.
Để vượt qua được những thách thức khó khăn và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra giải pháp tham mưu, thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp đô thị gồm: Tập trung, hướng dẫn và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương tại địa phương. Để thực hiện tốt nội dung này cần tập trung công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, tận tâm, tận lực với công việc.
Mặt khác, tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách đang vướng mắc cần tháo gỡ nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị ngành nông nghiệp trong cơ cấu nông nghiệp Thành phố trong thời gian tới. Trong đó, cần tập trung ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thẩm quyền nhằm điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp giải quyết những bất cập phát sinh trong thực tiễn thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp đô thị của Thành phố.
Tiếp đến, tập trung tham mưu Hội đồng Nhân dân Thành phố ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị như: Nghị quyết quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất giống trong Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết về ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,… Đặc biệt, sớm tham mưu Hội đồng Nhân dân Thành phố ban hành Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị.
Sớm ghi vốn, hỗ trợ cho các chủ phương án chưa được nhận kinh phí hỗ trợ lãi vay cho các chủ phương án đã được phê duyệt hỗ trợ trong thời gian Quyết định số 04/2026-QĐ-UBND và Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND có hiệu lực.
Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương và địa phương; Phát huy vai trò chủ thể của nông dân đặc biệt các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia phát triển kinh tế; tổng kết, đổi mới, điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách theo đặc thù vùng nông thôn địa phương. Nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp, đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị. Tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách đang vướng mắc cần tháo gỡ nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới./.