Bạn nghe nhiều về công việc “chăm sóc khách hàng” và cảm thấy hứng thú với công việc này, nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Sau đây, hãy cùng CareerViet tìm hiểu việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng là gì và những thông tin cụ thể của công việc này nhé!
Mức lương của Nhân viên chăm sóc khách hàng
Khoảng lương của Nhân viên chăm sóc khách hàng rất rộng. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cấp bậc, mặt hàng kinh doanh mà mức thu nhập sẽ dao động khác nhau. Đối với người có kinh nghiệm từ 1-2 năm thi mức thu nhập trung bình sẽ khoảng 8.700.000 10.500.000/ tháng. Nhưng với những người đã có kinh nghiệm nhất định và mặt hàng kinh doanh thuộc các sản phẩm xa xỉ thì mức lương có thể lên đến 25.000.000/ tháng. Bạn có thể tham khảo mức lương nhiều công việc khác tại VietnamSalary.vn nhé.
Tạo ấn tượng tốt về doanh nghiệp
Sự quan tâm, hỗ trợ và chăm sóc nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc thể hiện sự coi trọng mà doanh nghiệp dành cho họ, chứ không chỉ tập trung vào lợi ích kinh doanh. Nhờ vậy, khách hàng có thể cảm nhận được sự đặc biệt và tôn trọng mà doanh nghiệp dành cho mình. Từ đó giúp xây dựng một ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng và củng cố hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
Chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động của mình. Khi có nhiều đơn vị hoạt động trong cùng một lĩnh vực, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tương tự nhau, lúc này hoạt động chăm sóc khách hàng sẽ trở thành yếu tố quyết định để thu hút sự quan tâm và ưu tiên từ khách hàng.
Chăm sóc khách hàng giúp tạo ra thêm khách hàng tiềm năng. Một số thống kê trên thị trường cho thấy khi một khách hàng hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ hay thương hiệu, họ có xu hướng giới thiệu cho 3 khách hàng khác. Điều này dẫn đến việc tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
Các doanh nghiệp và nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, hay các dịch vụ xe công nghệ như Grab, Be, Gojek,... thường cung cấp ưu đãi cho những người giới thiệu khách hàng mới. Số lượng quà tặng được nhận phụ thuộc vào số lượng khách hàng được giới thiệu. Đặc biệt, khi khách hàng mới thực hiện giao dịch hoặc sử dụng sản phẩm, người giới thiệu sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn.
Chiến lược Chăm sóc khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp
Để xây dựng một số chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả, các nhà lãnh đạo và quản lý có thể áp dụng một số chiến lược sau tại doanh nghiệp của mình:
Xây dựng tầm nhìn về tiêu chuẩn chăm sóc khách hàng
Doanh nghiệp sẽ cần đặt ra tầm nhìn rõ ràng và nhất quán, chẳng hạn như trở thành “đơn vị cung cấp dịch vụ hàng đầu” và chuyển tải thông điệp, tầm nhìn này đến toàn bộ đội ngũ nhân viên. Đây sẽ chính là nền tảng để tất cả các hoạt động chăm sóc khách hàng tại doanh nghiệp được triển khai và thực hiện theo đúng phương châm này của doanh nghiệp. Đồng thời việc truyền thông tầm nhìn này đến khách hàng cũng là điều cần thiết nhằm tăng cường niềm tin của khách hàng vào uy tín của doanh nghiệp.
Tập trung vào trải nghiệm của khách hàng
Đào tạo nhân viên ghi nhận và xử lý phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả là điều cần và quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp có thể học hỏi từ các công ty đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng. Kết hợp việc lắng nghe khách hàng và học hỏi từ những doanh nghiệp khác sẽ tạo nên hệ thống chăm sóc khách hàng toàn diện và có tiêu chuẩn cao.
Xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự khách hàng của khách hàng
Doanh nghiệp sẽ cần đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể như thời gian phản hồi, độ chính xác trong dịch vụ, và quy trình giải quyết khiếu nại một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này không chỉ tạo ra sự minh bạch trong quy trình chăm sóc khách hàng mà còn giúp nhân viên tập trung tối đa vào nhiệm vụ, những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
Phân công nhân viên dày dặn kinh nghiệm
Để đảm bảo chất lượng chăm sóc khách hàng, hãy giao nhiệm vụ cho các nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Những nhân viên này không chỉ đảm nhận việc truyền đạt kinh nghiệm mà còn hỗ trợ giám sát, hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, từ đó duy trì.
Khuyến khích nhân viên thông qua các chương trình khen thưởng
Việc xây dựng các chương trình khen thưởng để ghi nhận và khích lệ những nhân viên có thành tích xuất sắc sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh tại công ty, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Ứng dụng công nghệ vào chăm sóc khách hàng
Việc áp dụng công nghệ và các phần mềm CRM sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và tương tác với khách hàng dễ dàng hơn, từ đó tăng cường trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời, các công nghệ hiện đại sẽ làm tăng tính tiện lợi và hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề của khách hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ một cách rõ rệt.
Phân biệt chăm sóc khách hàng và dịch vụ khách hàng
Bảng so sánh dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng
Mô tả công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng
Trong doanh nghiệp, một nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ có các nhiệm vụ sau:
Nhân viên chăm sóc khách hàng là gì?
Nhân viên chăm sóc khách hàng là những cá nhân làm việc trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng và có trách nhiệm giúp đỡ, tư vấn, và giải quyết các vấn đề hoặc thắc mắc mà khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức hay công ty. Nhân viên CSKH thường xuyên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng qua nhiều kênh khác nhau như điện thoại, email, chat trực tuyến và mạng xã hội.
Mục tiêu chính của nhân viên chăm sóc khách hàng là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, giữ chân khách hàng và thúc đẩy sự trung thành đối với thương hiệu hoặc sản phẩm. Nhân viên CSKH cần phải có khả năng giao tiếp tốt, kiên nhẫn, và khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, nhân viên CSKH cũng cần phải am hiểu về sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp để có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách chính xác nhất.
Mô tả công việc Nhân viên chăm sóc khách hàng
Mỗi doanh nghiệp hay các tập đoàn lớn, nhỏ đều có bộ phận chăm sóc khách hàng. Dựa vào từng ngành nghề, lĩnh vực của từng công ty mà bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ có những nhiệm vụ và yêu cầu công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung thì nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ có những đầu việc chung như sau:
Tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng
Chăm sóc khách hàng đích thực là việc đồng cảm với khách hàng, tập trung lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của họ. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, đáp ứng mong muốn của khách hàng một cách kịp thời, đúng lúc.
Có thể thấy, việc chăm sóc khách hàng tốt sẽ tạo cơ hội để duy trì khách hàng ở lại lâu dài với thương hiệu, mang lại những đánh giá tích cực. Khi tạo ra một trải nghiệm khách hàng tốt, doanh nghiệp có thể xây dựng lòng tin, sự trung thành từ khách hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng quay lại và tiếp tục sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Một điểm tuyệt vời của hoạt động chăm sóc khách hàng là khả năng tạo ra mối liên hệ mật thiết hơn với khách hàng. Khác với việc chỉ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ dựa trên mục tiêu kinh doanh, chăm sóc khách hàng được triển khai với mục đích hỗ trợ ngay cả khi không có liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. Điều này giúp tăng độ tin cậy của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và khuyến khích họ quay lại ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình mua hàng.
Một dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc giúp xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy và gắn kết với khách hàng. Bằng cách chú trọng đến việc hỗ trợ và quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp gửi đi thông điệp rằng họ quan tâm và coi trọng khách hàng chứ không chỉ là một giao dịch. Điều này tạo ra sự tương tác chặt chẽ hơn, giúp tăng cường mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt giữa khách hàng với thương hiệu.