1) Mô tả công việc: • Trao đổi với nhà cung cấp nước ngoài về đặt hàng, theo dõi đơn hàng. • Liên hệ nhà xe sắp xếp xe đóng hàng • Kiểm tra và Làm chứng từ hàng nhập khẩu , hàng xuất khẩu và khai báo Hải Quan • Khai báo C/O • Đăng ký khai báo 1 cửa các giấy phép theo yêu cầu của lô hàng • Theo dõi vận tải hàng hoá công ty • Phối hợp với bộ phận kho đóng hàng xuất khẩu • Kiểm soát nguyên vật liệu và hàng hoá xuất khẩu. • Thực hiện các công việc về bán hàng nội địa • Biết báo cáo quyết toán hải quan, nguyên vật liệu, biết xử lý sau thông quan • Và các công việc khác theo sự phân công BGĐ
Căn cứ Kế hoạch số 5395/KH-BCT ngày 24 tháng 7 năm 2020; tiếp theo Thông báo số 163/TB-BCT ngày 03 tháng 8 năm 2020, Bộ Công Thương thông báo về việc tăng chỉ tiêu tuyển dụng công chức năm 2020 bằng hình thức thi tuyển như sau:
Tăng 02 chỉ tiêu tuyển dụng vào Cục Xuất nhập khẩu, gồm:
– Chuyên viên xuất nhập khẩu tại Hà Nội: 01 chỉ tiêu
– Chuyên viên xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh: 01 chỉ tiêu
I. ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, hình thức loại hình đào tạo được đăng ký dự tuyển
– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
– Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Người đáp ứng yêu cầu tuyển dụng theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ (hình thức xét tuyển)
– Sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước hoặc nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật, có kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc các năm học của bậc đại học, dưới 30 tuổi tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 140/2017/NĐ-CP;
– Người có trình độ thạc sỹ từ dưới 30 tuổi tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 140/2017/NĐ-CP;
– Người có trình độ tiến sĩ dưới 35 tuổi tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 140/2017/NĐ-CP;
Nội dung xét tuyển: Xét kết quả học tập và nghiên cứu (nếu có) của người dự tuyển.
Lưu ý: Ứng viên dự tuyển hình thức xét tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP không yêu cầu kinh nghiệm công tác.
3. Người đáp ứng yêu cầu tuyển dụng theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (hình thức tiếp nhận không qua thi tuyển)
a) Có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm:
– Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
– Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu;
– Người đang giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
b) Trường hợp đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
4. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển
– Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN VỀ VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ
– Đáp ứng yêu cầu tuyển dụng theo vị trí tuyển dụng (tại Phụ lục I và II);
– Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 2 (hoặc tương đương) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học Văn phòng, chứng chỉ tin học ứng dụng trình độ A trở lên được cấp trước ngày Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông có hiệu lực (ngày 10/8/2016).
III. HỒ SƠ TUYỂN DỤNG, ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN VÀ LỆ PHÍ TUYỂN DỤNG
1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức
– Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu). Người dự tuyển có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải ký tên trên từng trang của Phiếu đăng ký; phải cam kết những thông tin đã khai trên phiếu là đúng sự thật, trường hợp khai sai thì kết quả tuyển dụng sẽ bị hủy bỏ và người dự tuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Văn bằng tốt nghiệp và bảng điểm học tập: bản photo (không yêu cầu chứng thực/công chứng/sao y). Trường hợp văn bằng, bảng điểm là tiếng nước ngoài thì phải nộp kèm theo bản dịch sang tiếng Việt Nam.
– Bản photo chứng chỉ có liên quan.
– Đối với người dự tuyển là đối tượng ưu tiên tuyển dụng thì nộp thêm các giấy tờ theo quy định.
– 02 ảnh (cỡ 4cm x 6cm) đựng trong phong bì ghi địa chỉ nơi ở hiện nay (để gửi thông báo), ảnh chụp trong thời gian gần nhất từ 03 tháng tính đến thời điểm thông báo. Sau ảnh, người dự tuyển ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh.
Lưu ý: Người dự tuyển không phải nộp: Giấy khám sức khỏe, Sơ yếu lý lịch, Giấy khai sinh khi nộp hồ sơ dự tuyển (riêng trường hợp người dự tuyển là dân tộc thiểu số nộp bản photo giấy khai sinh); các chứng chỉ ngoại ngữ thay thế chứng chỉ quy định.
Trong trường hợp trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Lưu ý: Hồ sơ ưu tiên phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trước thời điểm hết hạn nhận hồ sơ dự tuyển. Nếu thời điểm cấp sau thời điểm hết thời hạn nhận hồ sơ dự tuyển thì không được cộng điểm ưu tiên theo quy định.
– Lệ phí dự tuyển là: 400.000đ/người. Thí sinh nộp cùng hồ sơ dự tuyển.
– Trường hợp không đủ điều dự tuyển hoặc thí sinh đăng ký nhưng không tham gia thi tuyển, Bộ Công Thương không hoàn trả hồ sơ và lệ phí dự tuyển.
5. Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ dự tuyển: Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ dự tuyển trong giờ hành chính các ngày thứ Ba, Tư, Năm hằng tuần từ ngày 05/8/2020 đến ngày 05/9/2020.
– Địa điểm nộp hồ sơ: Thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển tại Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương (Phòng 302, nhà A, số 54 Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội; Điện thoại: 024.2220.2302)
1. Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới, xuất xứ hàng hóa, dịch vụ logistics trong hoạt động thương mại quốc tế (sau đây gọi là dịch vụ logistics), tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu (mua bán hàng hóa quốc tế), đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Agency of Foreign Trade.
Trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội.
1. Trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành hoặc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược, cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, xuất xứ hàng hóa, dịch vụ logistics, đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá trong phạm vi cả nước và dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án, cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, xuất xứ hàng hóa, dịch vụ logistics, đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.
3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, thương mại biên giới, xuất xứ hàng hóa, dịch vụ logistics, đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, các văn bản cá biệt và văn bản nội bộ theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới:
a) Trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất xứ hàng hóa đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
b) Trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn cơ chế, chính sách về quản lý hoạt động thương mại biên giới, cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới.
c) Tham mưu tổ chức triển khai, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, tổng kết, đánh giá việc thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật, quy định quản lý, điều hành và phát triển hoạt động thương mại biên giới.
d) Trình Bộ trưởng ban hành quy định và cấp các loại giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá có điều kiện, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo; giấy phép về chỉ tiêu, hạn mức, hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật.
đ) Tham mưu điều hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
e) Tham mưu quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của thương nhân Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.
g) Tham mưu trong đàm phán, ký kết các hiệp định song phương và đa phương về mở cửa thị trường, các thoả thuận công nhận tiêu chuẩn, quy chuẩn; tham gia xây dựng hàng rào kỹ thuật trong thương mại phù hợp với quy định và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; giúp Bộ trưởng tham gia, thực hiện đàm phán các vấn đề có liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, xuất xứ hàng hóa; về kiểm soát xuất khẩu theo các Nghị quyết của Liên hợp quốc, điều ước quốc tế và các thoả thuận mà Việt Nam là bên tham gia hoặc ký kết.
h) Hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục về thực hiện quy định hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất xứ hàng hóa thực hiện cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu của các khu thương mại tự do, khu bảo thuế, khu phi thuế quan trong các khu kinh tế theo quy định của pháp luật.
i) Tổ chức thực hiện cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, mua bán hàng hoá quốc tế theo ủy quyền của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
k) Chủ trì cùng các đơn vị trong Bộ tham gia với các đơn vị của Bộ Tài chính về chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục hải quan, kho ngoại quan và những vấn đề khác liên quan đến quy định của pháp luật về hải quan; bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
l) Tham gia hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu: Thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, đầu tư sản xuất phục vụ xuất khẩu hàng hoá, cân đối tiền hàng, cán cân thương mại, ghi nhãn hàng hoá, thương hiệu và quảng bá sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam, thuận lợi hóa thương mại.
m) Chủ trì hoặc tham gia với các Bộ, ngành liên quan về cửa khẩu, lối mở thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá theo quy định của pháp luật.
5. Quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa:
a) Trực tiếp đàm phán, chuẩn bị phương án đàm phán, báo cáo sau đàm phán về xuất xứ hàng hoá trong các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương.
b) Thực hiện hợp tác quốc tế về xuất xứ hàng hóa, xác minh và chống gian lận thương mại; giúp Bộ trưởng ký kết các thỏa thuận về trao đổi thông tin, dữ liệu, xác minh xuất xứ hàng hóa với nước ngoài.
c) Chủ trì việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và quy định trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa; trình Bộ trưởng để:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dự án Luật, dự thảo Nghị định, dự thảo Quyết định về xuất xứ hàng hóa.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền của Bộ Công Thương về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của nước nhập khẩu.
- Ban hành văn bản hướng dẫn, quy định, quy chế về ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đối với các cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền.
d) Hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình, thủ tục về chứng nhận xuất xứ hàng hoá và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; tổ chức ban hành các biểu mẫu về xuất xứ hàng hoá.
đ) Cải cách thủ tục hành chính trong chứng nhận xuất xứ hàng hoá, hướng dẫn phân luồng thương nhân đề nghị cấp C/O nhằm tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả quản lý trong quy trình cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
e) Xây dựng và triển khai thực hiện các đề tài, dự án, chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa.
g) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy tắc xuất xứ hàng hóa theo các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương để thúc đẩy khả năng tận dụng các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
h) Tổ chức cấp và kiểm tra thực hiện các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý nhà nước về dịch vụ logistics
a) Trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành hoặc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật, quy định về quản lý và phát triển dịch vụ logistics.
b) Tổ chức triển khai thực hiện chính sách pháp luật, quy định quản lý về phát triển dịch vụ logistics.
c) Điều phối, hỗ trợ các đơn vị thuộc Bộ, các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội phát triển dịch vụ logistics và nâng cao năng lực doanh nghiệp dịch vụ logistics.
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, phát triển thị trường, kết nối doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài.
đ) Hợp tác quốc tế về dịch vụ logistics.
7. Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài chính quản lý hoạt động kinh doanh của các cửa hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật thương mại trong WTO (gọi tắt là Văn phòng TBT) của Bộ Công Thương.
9. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp về các biện pháp kiểm dịch động thực vật trong WTO (gọi tắt là Văn phòng SPS) của Bộ Công Thương.
10. Tham mưu quản lý nhà nước và theo dõi hoạt động của các Hội, Hiệp hội ngành nghề hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
11. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật và nghiệp vụ, chuyên môn về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới, xuất xứ hàng hóa, dịch vụ logistics, đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, thương mại biên giới, dịch vụ logistics theo phân công của Bộ.
13. Tổng hợp, lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, đánh giá tình hình hoạt động về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, thương mại biên giới thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
14. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới, xuất xứ hàng hóa, dịch vụ logistics thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
15. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới, xuất xứ hàng hóa theo phân công của Bộ.
16. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung Chương trình cải cách hành chính của Bộ.
17. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ về thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
18. Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được cấp, các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
d) Phòng Xuất nhập khẩu hàng Công nghiệp;
đ) Phòng Xuất nhập khẩu hàng Nông - Lâm - Thủy sản;
g) Phòng Thuận lợi hóa thương mại.
2. Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thuộc Cục Xuất nhập khẩu:
a) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội;
b) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh;
c) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng;
d) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai;
đ) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương;
e) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn;
g) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh;
h) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai;
i) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa;
j) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An;
k) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình;
l) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên;
m) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa;
n) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương;
q) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu;
r) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ;
s) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang.
t) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh;
u) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình.
Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực có chức năng, nhiệm vụ giúp Cục Xuất nhập khẩu cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu, giấy chứng nhận gia công hàng hóa, giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật, theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Nhiệm vụ cụ thể Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực do Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu quy định; được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật để giao dịch.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
1. Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Chúng tôi phục vụ cộng đồng nhưng luôn tôn trọng quyền riêng tư của bạn! Lạm dụng thông tin trên website cho các hành vi làm phiền khách hàng là vi phạm điều khoản sử dụng và bị cấm.
Nếu bạn chắc chắc muốn ẩn số điện thoại vui lòng nhấn vào nút dưới đây:
Tại ITC, chúng tôi luôn tìm kiếm những tài năng sáng giá để gia nhập đội ngũ của mình. Nếu bạn đam mê công nghệ và muốn làm việc trong một môi trường năng động, sáng tạo và đầy thử thách.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cục Xuất nhập khẩu (tiếng Anh: Agency of Foreign Trade, viết tắt là AFT) là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hoá, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Cục Xuất nhập khẩu thành lập ngày 12/11/2012, theo Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ.[1]
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Xuất nhập khẩu được quy định tại Quyết định 619/QĐ-BCT ngày 29/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.[2]
Theo Điều 2, Quyết định 619/QĐ-BCT ngày 29/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Cục Xuất nhập khẩu có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:
(Theo Điều 3, Quyết định 619/QĐ-BCT ngày 29/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)