Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ đã có nhiều chính sách phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamRead less

Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hiện nay

Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam năm 2022 - đầu năm 2023

Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam phát triển tương đối đầy đủ với ba trụ cột chính bao gồm: ngân hàng, bảo hiểm và các công ty chứng khoán. Quy mô tính theo thông lệ đến cuối 2021 tương đương gấp 3 lần GDP. Trong đó, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ đạo chiếm khoảng 57.2 %; thị trường cổ phiếu chiếm 28.4%, dư nợ thị trường trái phiếu và doanh thu bảo hiểm chiếm lần lượt 13.6% và 0.8% trong tổng quy mô hệ thống.

Trong năm 2022, nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn như diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, sự phân bổ vaccine không đồng đều khiến việc mở cửa kinh tế chậm hơn; sự chậm pha trong tiến trình phục hồi kinh tế, áp lực lạm phát bắt đầu xuất hiện. Thêm vào đó là nhiều vấn đề cố hữu có thể kể đến như thu ngân sách không bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, nợ xấu tiềm ẩn gia tăng….Mặc dù phải đối mặt những khó khăn đó nhưng các tổ chức tài chính vẫn ghi nhận hoạt động kinh doanh với những kết quả cực kỳ ấn tượng. Đặc biệt là ngành ngân hàng đã thể hiện vai trò trụ cột chính khi dẫn vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong thời điểm đại dịch. Cụ thể, mặt bằng lãi suất cho vay giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, người dân giảm khoảng 0.83%/năm mặc dù vậy lợi nhuận toàn ngành ngân hàng vẫn tăng trưởng 32%, đơn cử một số ngân hàng tăng trưởng tới 50%.

Ở các trụ cột còn lại như chứng khoán, 2021 chứng kiến một năm thăng hoa của thị trường chứng khoán Việt Nam với việc chỉ số chứng khoán Vn - Index tăng 35.7% với vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 48.4%, thanh khoản tăng 253%.

Huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 757000 tỷ đồng trong đó phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 657000 tỷ đồng tăng 42% so với 2020. Lượng nhà đầu tư mới đạt kỷ lục với 1.5 triệu tài khoản gấp 1.5 lần số lượng của 4 năm liền trước cộng lại.

Đối với ngành bảo hiểm, 2021 ghi nhận doanh thu ước đạt 217000 tỷ đồng tăng 19% so với mức tăng 14% của năm 2020. Lợi nhuận ròng của các công ty bảo hiểm niêm yết tăng 19%...

Trong năm 2022, thị trường tài chính Việt Nam có 4 cơ hội để tăng trưởng đó là nền kinh tế phục hồi khi dịch Covid 19 cơ bản được khống chế; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được thông qua và triển khai tích cực. Đặc biệt là chương trình đầu tư công được “kích hoạt” mạnh mẽ, đẩy mạnh từ quý 3/2022. Thêm vào đó là việc chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện trên phạm vi cả nước qua đó thúc đẩy phát triển tài chính số. Ngoài ra, khung pháp lý cho hoạt động tài chính tiếp tục được chú trọng và hoàn thiện, đặc biệt là khung pháp lý về việc nâng hạng của thị trường chứng khoán.

Đánh giá rủi ro của thị trường tài chính

Thứ nhất đó chính là đến từ áp lực lạm phát, lạm phát gia tăng chính là trở ngại khiến chính sách tiền tệ của NHTW rơi vào thế khó, đẩy hoạt động điều hành vào thế lưỡng na, SBV có thể phải cân nhắc việc tăng lãi suất để hạn chế lạm phát nhưng đi kèm với đó là việc giảm đà phục hồi của nền kinh tế, các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ.

Thứ hai, rủi ro thanh toán gia tăng, xung đột giữa Nga - Ukraine khiến giá dầu, giá hàng hóa biến động mạnh, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, kéo theo là hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư với 2 quốc gia trên bị ảnh hưởng.

Thứ ba, khung pháp lý đang được hoàn thiện, nhưng cũng chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển của thị trường.

Thứ tư, rủi ro công nghệ thông tin, tội phạm tài chính, an ninh mạng gia tăng trong quá trình chuyển đổi số.

Ngân hàng, công ty chứng khoán hay bảo hiểm và bất động sản có mối liên hệ liên thông với nhau. 2022 chứng kiến nhiều vụ việc tăng trưởng nóng, sai phạm liên tục của các doanh nghiệp bất động sản điều đó cũng phần nào ảnh hưởng đến các trụ cột của thị trường tài chính.

Xem thêm: Cách đầu tư chứng khoán cho người mới

Trong giai đoạn 2021-2030, phát triển toàn diện thị trường tài chính Việt Nam cần gắn với những xu hướng vận động của thị trường tài chính thế giới và đặc biệt phải bám sát những chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước. Đồng thời, những yếu tố đặc thù của thị trường tài chính Việt Nam cần phải kể đến như: hài hòa cấu trúc giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ; đẩy mạnh tái cơ cấu tổ chức tín dụng; phát triển và nâng hạng thị trường chứng khoán, tham gia sâu của khu vực bảo hiểm để cung ứng vốn về trung, dài hạn cho nền kinh tế….

Một số định hướng có thể kể đến như:

Phát triển thị trường tiền tệ ổn định, minh bạch, hiện đại, phù hợp với định hướng và lộ trình cơ cấu lại thị trường tài chính.

Phát triển thị trường vốn theo chiều sâu nhằm gia tăng vốn trung và dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế.

Phát triển các dịch vụ tài chính hiện đại theo xu hướng của quốc tế về tài chính toàn diện, công nghệ tài chính.

Tiếp tục tái cơ cấu toàn diện các tổ chức tài chính đặc biệt là các tổ chức tín dụng.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính.

Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính đồng bộ, hiện đại, từng bước, theo hướng phát triển chung của thế giới

Thị trường Việt Nam hiện tại tương đối phát triển nhưng so sánh với các thị trường tài chính của Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản thì nhìn chung thị trường tài chính Việt đang mới ở buổi đầu của quá trình đi lên. Các công cụ, phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệ cũng cần được đa dạng hóa, đặc biệt các công cụ phòng ngừa rủi ro thị trường. Việc sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ về tỷ giá và lãi suất cần được đẩy mạnh nhằm phân tán và phòng ngừa rủi ro trên thị trường. Các sản phẩm cần được chuẩn hóa và hoàn thiện để tạo điều kiện cho các công cụ hiện có trên thị trường được giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Thị trường tài chính Việt Nam cần phát triển đồng bộ và tăng tính liên kết, giảm tình trạng phân khúc và thiếu tính liên thông giữa các thị trường bộ phận, bao gồm thị trường liên ngân hàng, thị trường mở, thị trường ngoại hối, thị trường tín dụng - huy động ngắn hạn. Thông tin minh bạch và có chất lượng giúp thành viên thị trường tiếp cận dễ dàng, giảm tình trạng thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức trong việc xác định giá cả, hạn mức, rủi ro đối tác.