Hiện tại pháp luật không có quy định về cấp 2 là gì, nhưng cấp 2 là từ để chỉ đến cấp giáo dục trung học cơ sở tại Việt Nam.

Bao nhiêu tuổi được lãnh tiền người cao tuổi 2024?

Tiền người cao tuổi hay còn gọi là trợ cấp người cao tuổi có thể hiểu là chính sách trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định pháp luật.

Theo Điều 2 Luật người cao tuổi 2009 quy định như sau:

Theo đó, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Đồng thời căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Theo đó, người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên đáp ứng điều kiện sau sẽ được hưởng trợ cấp người cao tuổi:

(1) Thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

(2) Thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

(3) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện (1) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

(4) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện (1) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

Bao nhiêu tuổi được lãnh tiền người cao tuổi 2024? Mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị trợ cấp người cao tuổi hàng tháng bao gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Theo như quy định trên, hồ sơ đề nghị trợ cấp người cao tuổi hàng tháng bao gồm

- Mẫu tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội mẫu số 1d ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP

Mẫu tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội mẫu số 1d ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP có dạng như sau:

Tốt nghiệp cấp 2 là bao nhiêu tuổi?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông, cụ thể:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm

Theo đó, cấp 2 hay là giáo dục trung học cơ sở sẽ thực hiện trong 4 năm bắt đầu từ lớp 6 với học sinh thời điểm đó là 11 tuổi. Vì vậy, sau khi Tốt nghiệp cấp 2 thì học sinh này là 14 tuổi.

*Lưu ý: Còn phải xét tới các trường hợp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Giáo dục 2019.

Muốn được lên lớp thì học sinh THCS phải được đánh giá kết quả rèn luyện như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tại Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Như vậy, chiếu theo quy định thì muốn được lên lớp thì học sinh phải được đánh giá kết quả rèn luyện cả năm học loại Đạt trở lên và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định.

Mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì mức hưởng trợ cấp người cao tuổi năm 2024 được tính theo công thức:

Mức hưởng trợ cấp người cao tuổi =

Mức trợ cấp xã hội x Hệ số trợ cấp tương ứng

Trong đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP) thì mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng

Như vậy mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 sẽ như sau:

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 80 tuổi trở lên

- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện (1) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện (1) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng