Quyền thừa kế là gì? Khái niệm thừa kế di sản

Con nuôi và con riêng có được thừa kế di sản bằng con ruột không

Con nuôi vốn là chủ thể không có quan hệ huyết thống với cha, mẹ nuôi. Tuy nhiên, nếu cha, mẹ nuôi trước khi mất có lập di chúc và trong di chúc có xác định chia di sản cho con nuôi thì con nuôi vẫn được hưởng di sản thừa kế. Nếu không có di chúc thì pháp luật vẫn công nhận quyền thừa kế di sản của con nuôi khi pháp luật đã quy định rõ tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Như vậy, khi chia di sản thừa kế, con nuôi vẫn sẽ được quyền hưởng di sản bằng với con ruột.

Đối với con riêng, cũng giống như con nuôi trong trường hợp cá nhân chết có lập di chúc và có chia di sản cho con riêng thì con riêng vẫn được quyền hưởng di sản. Nếu không có di chúc thì pháp luật quy định về việc xét đến điều kiện giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Nếu đáp ứng được điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con thì con riêng vẫn sẽ được quyền hưởng di sản.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về thừa kế tài sản của cha mẹ

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện thừa kế tài sản của cha mẹ gồm:

- Tiếp nhận thông tin cần tư vấn về thừa kế tài sản của cha mẹ;

- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ nhận di sản thừa kế;

- Soạn thảo, đại diện, hỗ trợ khách hàng nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Nhận kết quả Giấy tờ quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng; giấy chứng tử; dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế; các giấy tờ về tài sản sau khi thực hiện thủ tục để chia di sản thừa kế và bàn giao kết quả cho Khách hàng.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Thừa kế tài sản của cha mẹ NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Về vấn đề này Luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) có ý kiến như sau:

Tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được xác định như sau:

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

– Thu nhập do vợ chồng lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có.

– Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của riêng vợ hoặc chồng.

- Các khoản thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân, gồm:

+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ các khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng

+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

+ Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

– Tài sản vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung.

– Tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

– Quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

– Tài sản vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn.

– Tài sản vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

– Tài sản vợ hoặc chồng được chia riêng từ tài sản chung.

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng.

– Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng.

– Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật gồm:

+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Tài sản thừa kế là tài sản chung hay riêng?

Để xác định được tài sản thừa kế là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng thì phải xem vợ chồng có được thừa kế chung tài sản trong thời kỳ hôn nhân không.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì có hai hình thức thừa kế tài sản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó:

– Thừa kế theo di chúc là việc người để lại di chúc quyết định người được hưởng thừa kế và ghi nhận trong di chúc. Ở đây sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

+ Trường hợp 1: Nếu người để lại di sản muốn để lại di chúc cho hai vợ chồng thì sau khi người này chết, hai vợ chồng sẽ cùng được hưởng tài sản. Trong trường hợp này, tài sản được thừa kế chung là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

+ Trường hợp 2: Nếu người để lại di chúc chỉ định người thừa kế chỉ là vợ hoặc chồng, thì khi đó tài sản thừa kế sẽ là tài sảng riêng của vợ hoặc chồng (người được chỉ định thừa kế).

– Thừa kế theo pháp luật là việc di sản được chia cho các đồng thừa kế ở các hàng thừa kế (hàng thừa kế sau được hưởng di sản khi không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản thừa kế).

Trong trường hợp vợ, vợ chồng thừa kế tài sản theo pháp luật thì tài sản thừa kế đó được xem là tài sản riêng của vợ, chồng.

Vậy, cần phải căn cứ vào việc tài sản do vợ, chồng nhận thừa kế chung (chỉ áp dụng đối với trường hợp nhận thừa kế theo di chúc) hay do vợ, chồng nhận thừa kế riêng để xác định tài sản này là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

Có thể chia tà i sản thừa kế cho các con không bằng nhau không

Pháp luật quy định về thừa kế gồm hai loại là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Đối với thừa kế theo di chúc được xác định dựa trên ý chí của cá nhân có tài sản. Do đó, khi cha hoặc mẹ lập di chúc để phân chia tài sản cho con thì có quyền phân chia tài sản của mình theo ý chí cá nhân mà không có sự cưỡng ép về việc con cái sẽ phải được hưởng phần bằng nhau.

Nhưng đối với thừa kế theo pháp luật, tức là không dựa trên ý chí của cá nhân người có tài sản nên để đảm bảo sự công bằng cho những chủ thể cùng hàng thừa kế, khoản 2 Điều 651 BLDS 2015 đã quy định rằng với những người cùng hàng thừa kế sẽ hưởng di sản bằng nhau.

II. Quy định pháp luật về thừa kế tài sản của cha mẹ

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, theo điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Khi người có tài sản chết và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 650 BLDS 2015 thì sẽ thực hiện thừa kế theo pháp luật:

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khi thuộc trường hợp chia tài sản theo pháp luật, di sản sẽ được chia theo hàng thừa kế, là những chủ thể có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡng với người để lại di sản, gồm:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Hàng thừa kế được phân ra để xác định những chủ thể nào sẽ được ưu tiên hưởng di sản thừa kế trước, theo đó, nếu di sản đã được chia cho những chủ thể ở hàng thừa kế trước thì những chủ thể ở hàng thừa kế sau sẽ không được hưởng di sản thừa kế. Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng di sản bằng nhau.

Đồng thời, những người thuộc hàng thừa kế sau sẽ chỉ được hưởng di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy, di chúc được lập ra để thể hiện ý chí của một người trong việc phân chia tài sản của mình sau khi người đó chết.

Về hình thức, di chúc sẽ phải được lập bằng văn bản, nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

Di chúc khi được lập, để đảm bảo tính hợp pháp thì cần thoả mãn các điều kiện dưới đây, quy định tại Điều 630 BLDS 2015:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Cần đảm bảo tính hợp pháp của di chúc, nếu không di chúc sẽ không được sử dụng để phân chia di sản thừa kế sau khi người lập di chúc mất.