(BTV) Sau gần 30 tháng tích cực triển khai thi công, đến nay, Dự án xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát năng lượng tại xã Ngũ Thái, thị xã Thuận Thành đã hoàn thành 100% khối lượng công việc, sẵn sàng vận hành thương mại.
Quy mô văn phòng cho thuê tòa nhà 58/298 Tây Sơn
Tòa nhà 58/298 Tây Sơn là tòa nhà có quy mô ổn trong quần thể các văn phòng cho thuê tại quận Đống Đa. Với tổng diện tích xây dựng khoảng 900m2, tòa nhà gồm 8 tòa nhà cao tầng và 1 tầng hầm nhằm phục vụ nhu cầu để xe của khách hàng và nhân viên tòa nhà.
Về kiến trúc, tòa nhà 58/298 Tây Sơn được chủ đầu tư cho thiết kế theo phong cách hiện đại, vững chãi và đầy đủ tiện nghi. Các tầng tòa nhà được thiết kế theo chuẩn văn phòng, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng làm việc tại tòa nhà.
Các trận chiến liên quan đến nhà Tây Sơn
Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn lần 1 (1771-1785)
Chiến tranh Đại Việt-Xiêm La (1785)
Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Trịnh (1775-1786)
Chiến tranh Đại Việt – Đại Thanh (1789)
Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn lần 2 (1787-1802)
Nhà Tây Sơn từ khi vua Thái Đức lên ngôi năm 1778 đến khi Cảnh Thịnh bị bắt năm 1802 được tất cả 24 năm, có 3 vua:
Nếu tính từ khi Nguyễn Nhạc khởi binh từ năm 1771 thì cộng tất cả là 31 năm.
Thời Tây Sơn chính là một trong những thời kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử Việt Nam trên khắp phạm vi lãnh thổ, thậm chí cả những biến cố bên ngoài biên giới có liên quan (Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp). Vì chính sự chúa Nguyễn suy đồi, rồi nhà Tây Sơn nổi dậy cho tới cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt thì chiến tranh mới kết thúc, kéo dài suốt 30 năm. Phần lớn các cuộc chiến lớn nhỏ đều có sự tham gia của quân Tây Sơn. Các phe phái chính trị chủ yếu trong nước tham gia thời kỳ này bao gồm chúa Trịnh ở phía Bắc, vua Lê với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, chúa Nguyễn ở phía Nam và quân Tây Sơn ở dải miền Trung.
Các bộ sử của nhà Nguyễn coi Tây Sơn là "giặc cướp", "phản loạn" và phê phán nặng nề các nhân vật của triều đại này. Tuy nhiên, trong một số chi tiết đã cho thấy thực sự nhà Nguyễn ghi nhận tài năng của các lãnh đạo triều Tây Sơn. Sách Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn chép lại lời tâu của bề tôi Nguyễn Ánh về Tây Sơn:
Còn quyển Lịch sử Việt Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1971 đã viết: "Còn công lao Tây Sơn đối với lịch sử là rất vĩ đại, nhân dân Việt Nam sẽ nhớ mãi".[57]
Theo nhà nghiên cứu phương Tây Geogres Dutton thì:[58]
Theo nhà sử học Trần Trọng Kim viết năm 1920, trong tác phẩm Việt Nam sử lược đã đánh giá phân minh rằng: xét riêng với nhà Nguyễn thì Tây Sơn là kẻ địch (vì họ đã đánh đổ chúa Nguyễn), nhưng xét về công lao với đất nước, với dân tộc thì phải coi đây là một triều đại chính thống, sánh ngang với nhà Đinh, nhà Lê:
Sau khi định đô ở Quy Nhơn, vua Thái Đức không có đóng góp gì đáng nói về văn trị. Văn trị nhà Tây Sơn vẫn chủ yếu là thành tựu của vua Quang Trung nhờ ông biết trọng dụng nhân tài. Việc khuyến khích phát triển kinh tế và dùng chữ Nôm chứng tỏ ông không chỉ là một người lãnh đạo "võ biền" đơn thuần. Đánh Xiêm, Thanh, nhưng cũng ngay lập tức, Quang Trung chú trọng nối lại hòa bình bằng ngoại giao với các nước này. Tuy nhiên, thời gian trị vì của ông quá ngắn ngủi khiến tác dụng của những biện pháp cai trị của ông chưa có hiệu quả rõ nét.
Đáng chú ý là việc trọng dụng chữ Nôm đã biểu lộ tinh thần quốc gia mãnh liệt muốn tách khỏi ảnh hưởng từ chữ Hán. Quang Trung tuy trọng khoa cử, chữ Nho vẫn được dùng nhưng trong chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú, văn Nôm đã được đặt vào một địa vị quan trọng.[59]
Vốn là con người có óc thực tế, vua Quang Trung sau khi lên ngôi liền nghĩ ngay việc đúc tiền bằng đồng để tiêu dùng trong nước và có sự thuận tiện trong việc thương mại. Năm Quang Trung thứ tư (1791) do cần chuẩn bị việc đánh Mãn Thanh, nhà vua đã cho đi thu gom các đồ bằng đồng tốt trong nước để đem làm binh khí và đúc tiền cho rộng tài nguyên.[60]
Tương truyền Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều là những người rất giỏi võ nghệ và là những người khai sáng ra một số võ phái Bình Định. Nguyễn Huệ khai sáng Yến phi quyền, Nguyễn Lữ sáng tạo Hùng kê quyền, và cả ba anh em Tây Sơn sáng tạo Độc lư thương. Tây Sơn tam kiệt có vai trò rất lớn cho sự hình thành, phát triển Võ thuật Bình Định, là những đầu lĩnh sáng tạo, cải cách các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho ba quân trong giai đoạn đầu khởi nghĩa.[61]
Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi khởi sự, nhà Tây Sơn đã lập được rất nhiều chiến tích quân sự: từ Nam ra Bắc, Tây Sơn đánh đổ cả hai tập đoàn phong kiến đã có trên 200 năm là chúa Trịnh và chúa Nguyễn, sau đó còn đánh bại cả quân ngoại viện do tàn dư của các thế lực cũ đưa vào là quân Xiêm và quân Thanh. Điều đáng nói hơn là trong số những chiến tích võ công đó có nhiều chiến thắng hiển hách, vang dội, nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Sử quan nhà Nguyễn là Trần Trọng Kim viết năm 1920, trong tác phẩm Việt Nam sử lược đã đánh giá chiến thắng 20 vạn quân Thanh của Tây Sơn là "Tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có võ công nào lẫm liệt như vậy".
Trong 3 anh em, nổi bật nhất là vua Quang Trung. Ông là hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam. Cả cuộc đời binh nghiệp của ông, dù dưới danh hiệu Long Nhương tướng quân,[e] Bắc Bình vương hay Hoàng đế Quang Trung, ông đều lập công trạng hiển hách, chưa từng thất bại một trận nào.[62] Do những chiến tích vang dội, Nguyễn Huệ được các giáo sĩ Tây phương so sánh với Alexandros Đại đế[63] và Attila.[64]
Gras de Préville, thuyền trưởng tàu Pandour của Pháp ở Gia Định năm 1788 đã viết về Nguyễn Huệ và quân đội của Tây Sơn như sau: "Tây Sơn rất mạnh; quân đội của Nguyễn Huệ nếu không thiện chiến cũng rất đông; Nguyễn Huệ có voi để kéo pháo, và hơn nữa, Nguyễn Huệ có rất nhiều thuyền chiến, chiến hạm và tàu thuyền để chở quân đội. Nguyễn Huệ có nghị lực, có tài năng..." [65]
Về vấn đề thống nhất quốc gia cuối thế kỷ 18
Giáo sư Nguyễn Phan Quang đã tập hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề "Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh - ai thống nhất quốc gia" như sau:[51]
Giáo sư Ca Văn Thỉnh viết trong quyển "Hào khí Đồng Nai":[54]
Nhìn chung những ý kiến trên chia thành các luồng:
Theo đánh giá của người châu Âu thì quân đội Tây Sơn rất tinh nhuệ, trang bị nhiều vũ khí tân kỳ ở thời đó. Quân Tây Sơn có nhiều loại súng ống bao gồm cả súng đại bác và súng hỏa mai. Súng đại bác được dùng để phòng thủ, nếu đưa ra trận thì dùng voi kéo hay chở nên rất cơ động. Quân Tây Sơn cũng được huấn luyện để tự pha chế lấy thuốc nổ và người Âu Châu đã kinh ngạc vì lính Tây Sơn nạp đạn rất nhanh: trong khi quân Anh phải thực hiện đến 20 động tác cho mỗi lần nạp đạn thì người Việt chỉ cần có 4 động tác.
Theo nhiều sách cổ chép lại, quân Tây Sơn có rất nhiều "hỏa hổ", là một loại vũ khí hình ống. Sách Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ mô tả: "Hỏa đồng còn có tên là hỏa hổ, có bầu lớn dài chừng một thước, khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy... vì lửa cháy dữ dội, nên gọi là hỏa hổ". Theo các nhà nghiên cứu, hỏa hổ thời Tây Sơn được cải tiến từ các hỏa đồng (ống lửa) hạng nhỏ thời Lê sơ. Trong tay nghĩa quân Tây Sơn, nó được dùng một cách tập trung, ồ ạt, tạo thành hỏa lực giáp chiến hết sức lợi hại. Ngoài ra, quân Tây Sơn có "Hỏa cầu", là một quả cầu kim loại rỗng ruột hoặc bằng giấy quết nhựa bên ngoài, có tay cầm, to cỡ quả bưởi, bên trong nhồi thuốc nổ, chất cháy, mảnh gang, sắt vụn và các quả cầu con. Khi sử dụng thì châm ngòi nổ và ném vào đối phương, có thể coi đây là một loại lựu đạn sơ khai. Quân Tây Sơn đã sử dụng hỏa cầu trong trận đốt cháy tàu Manuel năm 1782 và trong trận tấn công đồn Ngọc Hồi năm 1789.
Súng đại bác loại nhỏ (small cannon) thì có thể mang trên lưng và bắn một loại đạn nặng chừng hơn 100 gram. Một người lính cõng cái nòng súng (barrel), dài chừng 2 thước, trong khi một người lính khác mang cái "giá" là một khúc gỗ tròn dài cũng chừng cái nòng súng. Khi tác xạ, cái giá được dựng lên bằng hai cái càng hay một cái chạc cao khỏi mặt đất chừng 1 mét, nòng súng sau đó để lên trên giá trong một cái ngàm sắt. Người lính có thể điều chỉnh độ nhắm và kiểm soát bằng một cái báng tì lên trên vai. Các loại súng này rất tiện lợi cho việc di chuyển và phục kích quân địch.
Hỏa hổ và hỏa cầu không phải là loại vũ khí hoàn toàn mới nhưng cách sử dụng sáng tạo của quân Tây Sơn đã nâng cao hiệu quả của chúng. Quân Tây Sơn đã chế tạo ra hỏa hổ bằng những ống tre, trở thành một vũ khí cá nhân gọn nhẹ. Nếu đem so với những khẩu pháo nặng hàng trăm kg của quân chúa Trịnh hay của nhà Minh, nhà Thanh thì sự sáng tạo này rất có giá trị. Vua Quang Trung còn kết hợp hỏa hổ, hỏa cầu với voi chiến tạo thành một lực lượng đột kích mạnh, nhanh chóng phá vỡ đội hình của đối phương. Sử nhà Thanh viết như sau: "Trên lưng mỗi con voi có ba, bốn người lính chít khăn đỏ, ngồi ném tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp nơi, đốt cháy cả người nữa".
Quân Tây Sơn thường dùng tượng binh phá kỵ binh, dùng hỏa hổ, hỏa cầu gây rối loạn bộ binh đối phương, rồi cho quân xông lên giáp lá cà bằng các vũ khí thông thường. Dưới sự chỉ huy linh hoạt của vua Quang Trung, chiến thuật này đã nhanh chóng đánh bại quân đối phương.
Tây Sơn thập thần binh khí [55] là danh xưng người đương thời gọi để chỉ 10 binh khí nổi tiếng của quân Tây Sơn, gồm có:
Tây Sơn ngũ thần mã [55] là danh xưng của năm con ngựa chiến nổi tiếng của quân Tây Sơn, gồm có:
Quân thủy Tây Sơn là một đội quân có tính chất nhảy vọt trong lịch sử Việt Nam, vượt xa quân thủy Trịnh – Nguyễn, vượt cả quân thủy của Minh Mạng trong thời kỳ thịnh đạt nhất của nhà Nguyễn.
Kỹ nghệ đóng thuyền của quân Tây Sơn rất tiến bộ, đó là kỹ thuật chia đáy thuyền thành các khoang khác nhau. Vì thế thuyền sẽ không bị chìm dù va phải đá ngầm.
Barizy, Chaigneau là những sĩ quan Pháp từng trực tiếp giáp mặt với quân thủy Tây Sơn đã mô tả những chiến hạm Tây Sơn, trang bị tới 50-60 khẩu đại bác hạng nặng. Chính sử nhà Nguyễn gọi đó là loại thuyền "Định Quốc Đại Hiệu".
Thủy quân Tây Sơn chia các tàu ra làm nhiều hạng:
"Đại Nam thực lục tiền biên" ghi: Năm 1782, Nguyễn Ánh đem vài trăm chiến thuyền vào cửa Cần Giờ, tham dự trận thủy chiến ở sông Thất Kỳ giang. Dù thủy quân Nguyễn Ánh đã có 2 tàu Tây và người Tây chiến đấu dũng cảm như Emmanuel, song cũng không địch nổi thủy quân Tây Sơn. Barizy tường thuật về lực lượng của hạm đội Tây Sơn do Vũ Văn Dũng chỉ huy như sau: "Lực lượng này gồm có 673 chiến hạm đủ cỡ lớn nhỏ. Trong số này, có những chiến hạm lớn trang bị súng đại bác và thủy thủ đoàn nhiều hơn cả những chiến hạm lớn nhất kiểu Tây phương mà quân Nguyễn có". Ngoài ra, trong một bức thư của Jeaptiste Chaigneau cho biết riêng ở Quy Nhơn, thủy đội Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiếc thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm trang bị rất hùng hậu.
Dưới thời vua Quang Trung, quân đội Tây Sơn có kỷ luật rất tốt. Quân đội Tây Sơn nghiêm cấm việc cướp bóc, phá hoại người dân. Theo Montyon, trong chiến tranh Nguyễn Ánh – Tây Sơn, "một đoàn quân khác [quân Tây Sơn] đến vây thành của vua Nam Hà [Gia Định] nhận được kỷ luật sắt: lính không được lấy gì của dân mà không trả đúng giá, không được vào nhà dân mà không được họ cho phép. Binh lính hai bên đánh nhau, dân đứng nhìn, tiếp tế cho quân đội và được trả đúng giá những gì họ cung cấp, chỉ bắt buộc phải công nhận người chiến thắng làm minh chủ".
Ở những khi đóng quân và phải ổn định trật tự thì kỷ luật thép được áp dụng. Theo thư của giáo sĩ Le Roy ở Nam Định viết cho ông Blandin ở Paris ngày 11 tháng 7 năm 1786 thì: ... Những người Nam Hà này (quân Tây Sơn) đã áp dụng sự xử án khắc nghiệt, tố cáo chẳng cần đợi xét xử lôi thôi, họ đã chém đầu những bọn trộm cướp hay tất cả những kẻ nào bị người ta tố cáo là trộm cướp. Người ta rất lấy làm thích sự xử phạt như vậy và sự liêm khiết của quân Tây Sơn. Vì họ không cướp bóc của ai, họ chỉ biết chặt đầu những kẻ đó mà thôi. Điều đó đã tạo ra sự yên lành ở một vài nơi trong một thời gian."