Tiếng Việt hay tiếng Kinh là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á, được công nhận là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu người Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số được công nhận tại Cộng hòa Séc.
Học Ngữ Văn lớp 6 bằng phương pháp phương Tây
Nếu con không thích học môn Ngữ Văn hay lười học , không hẳn do sự tiếp thu của con bị giới hạn mà có thể là do phương pháp dạy chưa đúng cách. Mỗi một học sinh có một quá trình phát triển cũng như lối tư duy riêng nhưng nhìn chung mọi học sinh ở giai đoạn này vẫn đang tiếp thu kiến thức theo một quá trình nhưng bằng lối suy nghĩ và cách tư duy riêng bởi thế nếu bạn biết kích thích học sinh đúng cách bạn không cần dạy nhiều mà các bạn học sinh vẫn nắm bắt được. Dựa trên việc phân tích tâm lý học sinh đó chúng tôi đã mời tới cho mình những chuyên gia tâm lý và chuyên gia ngôn ngữ học hàng đầu của Mỹ và Anh để tham vấn và giúp chúng tôi xây dựng lên cho con bạn một kho giáo trình phù hợp nhất giúp học sinh vừa học vừa chơi. Lượng kiến thức vẫn dựa hoàn toàn trên sách giáo khoa của bộ giáo dục và đào tạo nhưng sẽ chảy vào một cách rất tự nhiên, không gây áp lực, không nhàm chán và có thể gây hứng thú để trẻ học tốt hơn.
Khu vực này dành riêng cho các bậc phụ huynh. Dù chúng tôi có phương pháp tốt tới đâu, tiên tiến tới đâu mà không có sự nỗ lực cùng đóng góp của cha mẹ thì cũng rất khó hiệu quả. Bởi thế nên mục học bạ online này ra đời nhằm mục đích giúp cha mẹ đánh giá được quá trình phát triển của con khi học. Tại khu vực này chúng tôi sẽ đưa ra những chỉ số cụ thể nhất, đánh giá mặt mạnh mặt yếu của con và nhờ vào đó để cha mẹ có thể kịp thời khuyến khích động viên hoặc giúp con mình phát triển toàn vẹn hơn. .
Website hoạt động trên tất cả hệ điều hành cũng như tất cả thiết bị
Chúng tôi xây dựng website dựa trên nền tảng code php là code tay nên vô cùng nhẹ tạo tiền đề cho việc truy cập dữ liệu nhanh, tốc độ load cao và bảo mật thông tin người dùng hoàn hảo. Không chỉ thế với phương châm thân thiện với mọi cấu hình đã bắt đội ngũ lập trình viên xây dựng nên một hệ thống học trực tuyến có thể tích ứng cho mọi thiết bị với mọi hệ điều hành từ laptop, di động tới PC, từ Androin, iOs tới windowphone đều hoạt động vô cùng ấn tượng. Miễn là bạn có kết nối tới internet thì chắc chắn có thể học dễ dàng tất cả mọi khóa học của chúng tôi.
- Phương tiện học tập: Máy tính, điện thoại, máy tính bảng có kết nối Internet.
- Với học sinh: Phải học đều hàng ngày tối thiểu 15 phút sau mỗi bài học được giảng trên lớp với chủ đề thích hợp để tiếp thu tốt hơn
- Đọc hiểu tốt cũng như thông hiểu các vấn đề được giáo trình đề cập đến, phát triển tư duy ngôn từ
- Vừa học vừa chơi không có áp lực
Học sinh lớp 6 đang theo học chương trình ngữ văn của bộ giáo dục và đào tạo
Bài tập học Ngữ Văn lớp 6 online đa dạng, ví dụ thông minh
Không chỉ xây dựng lên 56 bài giảng hoàn toàn bám sát vào nội dung sách giáo khoa nhưng trên phương pháp giảng dạy mới khóa học Ngữ Văn lớp 7 trực tuyến của Luyện Học Education còn cung cấp tới cho học sinh hơn 3000 bài tập thực tế cùng với đó là hơn 100 bộ đề thi thử được tổng hợp dựa trên kiến thức thực tế. Đây sẽ là một kho đề vô cùng bổ ích cho các bạn học sinh trước áp lực thi cử sắp tới, những ví dụ thông minh cùng kho đề đa dạng chính là một cách để giúp trẻ xem lại kiến thức thực sự của mình trong quá trình học, thông qua đó chúng ta còn giúp rèn luyện khả năng nhanh nhạy khi xử lý đề thi. Tất cả mọi thứ sẽ giúp kỹ năng của học sinh tốt hơn, làm quen với mọi dạng đề và tạo nên những điểm số ấn tượng trong khoảng thời gian ngắn.
Khóa học khai giảng ngày 10-7- 2020.
Khóa họcNgữ Văn lớp 6 online được tạo riêng dành cho các học sinh đầu cấp 2 với tổng hợp kiến thức và tổng hợp đề để giúp học sinh thích ứng được với môi trường thi cử cuối cấp. Bằng sự kết hợp giữa giáo dục tiên tiến và công nghệ hiện đại chúng tôi mang đến một sự trải nghiệm vô cùng thú vị cho các bạn học sinh lớp 6 vừa không tốn thời gian, giá thành rẻ hơn rất nhiều so với đi học gia sư mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong quá trình tiếp thu kiến thức của con bạn.
Giáo trình học Ngữ Văn lớp 6 trực tuyến hiện đại
Việc giảng dạy luôn yêu cầu sự sáng tạo và hiệu quả, với lượng kiến thức không còn sơ đẳng của học sinh lớp 6 thì chúng tôi đã đưa ra một giá trình vô cùng thông minh giữa việc kết hợp lượng kiến thức khổng lồ và nắm bắt tâm lý của học sinh để tạo ra sự khác biệt vượt trội trong việc truyền tải bài học tới với học sinh. Không chỉ thế với những giáo viên chuyên Ngữ Văn hàng đầu cả nước kinh nghiệm giảng dạy lâu năm và kết hợp màu sắc bắt mắt, ví dụ dễ hiểu và học bằng phương pháp trực quan tương tác, trò chơi thông minh sẽ nhanh chóng giúp con bạn hiểu bài mà không cần quá nhiều thời gian ngụp lặn cùng sách vở. Vừa học vừa chơi chính là phương pháp hiệu quả nhất mà Luyện Học Education dành cho học sinh học tại nhà và tối ưu hóa chi phí dành cho cha mẹ.
Từ có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số
Là 1 nước đa sắc tộc với 54 dân tộc đã công nhận, tiếng Việt phổ thông tiếp nhận 1 phần tiếng dân tộc thiểu số, gồm từ thông dụng và tên riêng của người hay địa vật và các từ này có thể có vần "phi Việt". Quá trình này diễn ra trong lịch sử. Dựa theo tên người/danh xưng đăng tải trên báo chí và các địa danh trên các bản đồ hành chính, chúng ta có thể phân loại các cách nhập tiếng dân tộc thiểu số như sau:[18]
Các chữ và vần "phi Việt" viết theo hướng dẫn trong Quyết định 240/QĐ "Về tên riêng không phải tiếng Việt",[20] trong đó các chữ cái F, J, W, Z có thể tùy nghi sử dụng.
Từ hỗn chủng là những từ tạo thành từ các yếu tố có nguồn gốc khác nhau như giữa yếu tố thuần Việt và Hán Việt, giữa yếu tố thuần Việt và yếu tố Ấn-Âu. Cùng với sự phát triển của tiếng Việt, các từ hỗn chủng đã gia tăng, đóng 1 vai trò trong việc diễn đạt các khái niệm mới hơn trong xã hội.
Theo dòng lịch sử phát triển, tiếng Việt có 3 dạng ký tự để viết là chữ Hán, chữ Nôm (dựa trên chữ Hán) và chữ Quốc ngữ (chữ Latinh).
Chữ Hán và chữ Nôm là văn tự chính của Việt Nam trước thế kỷ 20. Tất cả các tác phẩm sử học và văn học cổ truyền Việt Nam đều viết bằng chữ Hán, chữ Nôm như Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Đoạn trường tân thanh, Đại Việt sử ký toàn thư,...
Chữ Quốc ngữ là chữ Latinh dựa trên bảng chữ cái và âm vị của tiếng Bồ Đào Nha đối chiếu với tiếng Việt, do các nhà truyền giáo Dòng Tên Bồ Đào Nha xây dựng vào đầu thế kỷ 17 rồi do giáo sĩ Alexandre de Rhodes người Avinhon chuẩn định.[21] Đây là người cho in cuốn Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum năm 1651. Cuối thế kỷ 18 tại Đàng Trong diễn ra cuộc chỉnh lý chữ Quốc ngữ dưới sự điều phối của Giám mục Pierre Pigneau de Behaine (hay còn biết tới dưới tên Bá Đa Lộc), từ điển có tên Dictionarium Anamatico-Latinum soạn quãng năm 1772–1773 nhưng mới chỉ là bản viết tay. Sau đó, từ điển của Taberd mang tên Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị (tựa Latinh giống với tựa cuốn của Bá Đa Lộc) xuất bản năm 1838 tại Serampore, Ấn Độ.[cần dẫn nguồn]
Chữ Quốc ngữ từ lúc ra đời tuy có hơn 200 năm hình thành và phát triển, nhưng chưa đủ phổ biến để là văn tự chính ở Việt Nam vì chữ Hán và chữ Nôm vẫn là dạng văn tự phổ biến của tiếng Việt. Phải đến cuối thế kỷ 19, vào thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa bảo hộ chữ Quốc ngữ và cổ súy thay thế chữ Hán và chữ Nôm để tiếng Việt đồng văn tự Latinh với tiếng Pháp, bắt đầu từ Nam Kỳ rồi tới Bắc Kỳ và Trung Kỳ để dễ dàng phổ biến tiếng Pháp và văn hóa Pháp. Còn các nhà cải cách Việt Nam ủng hộ việc truyền bá hệ chữ Latinh như phương tiện để khai dân trí, chấn dân khí. Cải cách giáo dục năm 1906 của vua Thành Thái cũng bao gồm chương trình dạy chữ Quốc ngữ. Tuy vậy trong giai đoạn này, sự bóc lột của Thực dân Pháp khiến người Việt không được đi học đầy đủ, nên hầu hết người Việt giai đoạn này trở nên mù chữ với cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Ngay sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập quốc, Chính phủ phát động Bình dân học vụ với mục tiêu nhanh chóng giải quyết nạn mù chữ bằng cách đẩy mạnh dạy chữ Quốc ngữ cho người dân. Chữ Hán và chữ Nôm vẫn được một lượng người Việt sử dụng song song cùng chữ Quốc ngữ, nhưng đến năm 1950, giảng dạy chữ Hán Nôm bị loại ra khỏi chương trình giáo dục của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì độ phổ biến ở Việt Nam không còn nhiều.[22]
Tại Việt Nam hiện nay, người dân chủ yếu sử dụng chữ Quốc ngữ là chính, còn chữ Hán và chữ Nôm thường dùng trong các hoạt động liên quan tới văn hóa truyền thống như viết thư pháp, câu đối, tìm hiểu lịch sử và văn học cổ, và được giảng dạy trong chuyên ngành Hán Nôm bậc đại học cũng như tại các tổ chức phong trào dạy học chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong tiếng Việt. Trái ngược lại là cộng đồng người Kinh bản địa ở Đông Hưng (Trung Quốc), do không bị ảnh hưởng bởi chính sách thay thế chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Quốc ngữ của Thực dân Pháp (vùng đất họ sống trở thành lãnh thổ Đại Thanh theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887, nên họ không bị Thực dân Pháp đô hộ), những thế hệ con cháu ở đây không bị gián đoạn chuyện đi học và không bị mù chữ. Người Kinh bản địa ở Đông Hưng vẫn duy trì được sự phổ biến của chữ Hán và chữ Nôm trong cộng đồng và vẫn dùng làm văn tự chính cho tiếng Việt ở thời hiện đại giống như người Việt xưa, thay vì dùng chữ Latinh như người Việt ở Việt Nam hiện tại.[23]
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, tại Chương I Điều 5 Mục 3, ghi tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam.[24] Không có bất kỳ văn bản nào ở cấp nhà nước quy định giọng chuẩn và quốc tự ("chữ viết quốc gia" hoặc văn tự chính thức) của tiếng Việt.[25] Phần lớn các văn bản hành chính tiếng Việt ở Việt Nam được viết bằng chữ Quốc ngữ theo "Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt" áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục, nêu tại Quyết định của Bộ Giáo dục số 240/QĐ ngày 5 tháng 3 năm 1984[20] do những người thụ hưởng giáo dục đó sau này ra làm việc trong mọi lĩnh vực xã hội hướng tới việc chuẩn hóa chính tả tiếng Việt. Không có luật lệ nào cấm người Việt viết tiếng Việt hiện đại bằng chữ Hán Nôm.
Cùng với chữ Hán, Kana và Hangul, có người "yêu thích" thư pháp nâng chữ viết tiếng Việt lên thành một bộ môn nghệ thuật.
Thư pháp chữ Việt ban đầu là thư pháp chữ Nôm và chữ Hán. Sau này chữ Quốc ngữ trở nên phổ biến hơn trong khi nhu cầu và sở thích treo chữ trong nhà vẫn còn, người chơi chữ đã khởi xướng thư pháp chữ Quốc ngữ. Còn thư pháp chữ Hán và chữ Nôm hiện nay vẫn duy trì song song.