Hỏi về các khoản chi phí tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Global Link Asia Consulting hỗ trợ như thế nào đối với thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ
Đối với các cá nhân/tổ chức mong muốn thành lập công ty tại Mỹ, việc hiểu biết về các loại thuế tại Mỹ là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải chủ Doanh nghiệp nào cũng am hiểu sâu rộng và cập nhật nhanh chóng các thay đổi về thuế. Lúc này, tìm đến một cố vấn kinh doanh có kinh nghiệm dồi dào và khả năng cập nhật nhanh chóng tình hình thuế tại Mỹ là một giải pháp thiết thực hơn bao giờ hết.
Global Link Asia Consulting cung cấp các dịch vụ về kế toán và thuế Mỹ trọn gói như sau:
Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ước tính
Các Doanh nghiệp thành lập tại Mỹ thường phải thực hiện các khoản thanh toán thuế ước tính theo quý, nếu Doanh nghiệp dự kiến vào năm tài chính tiếp theo công ty sẽ phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp từ 500 USD trở lên khi khai thuế.
Khi Cá nhân/ Doanh nghiệp dùng dịch vụ kê khai thuế tại Global Link Asia Consulting, Cá nhân/ Doanh nghiệp sẽ được tư vấn cách lựa chọn phương án đóng thuế tối ưu, lập và nộp tờ khai thuế và hướng dẫn đến khi đóng thuế thành công.
Nếu chủ Doanh nghiệp đang thuê nhân viên làm việc cho công ty hoặc chủ Doanh nghiệp tự thuê bản thân để làm nhân viên thì cần phải nộp thuế việc làm (Employment Taxes), bao gồm thuế thu nhập cá nhân tiểu bang liên bang, bảo hiểm xã hội, y tế, v.v.
Chủ Doanh nghiệp phải khai báo các khoản trả cho nhân viên bằng cách nộp (các) biểu mẫu bắt buộc cho IRS. Doanh nghiệp cũng phải báo cáo các khoản thuế mà Doanh nghiệp ký gửi bằng cách nộp các Form trên giấy hoặc qua e-file.
Chính phủ yêu cầu những mẫu form riêng biệt sau đây khi công ty Mỹ thuê nhân sự, trả lương cho công dân/thường trú nhân Mỹ hoặc trả lương cho chính chủ Doanh nghiệp:
Nhân viên mới được thuê làm việc để xác nhận công ty được khấu trừ thuế: Form W-4
Form khấu trừ Thuế thu nhập cá nhân liên bang cho nhân viên: Nộp Form 941 hàng quý hoặc Form 944 hàng năm nếu dưới 2.500 USD tiền thuế trong năm.
Form đóng bảo hiểm thất nghiệp: Nộp Form 940 hàng năm.
Form lương: Nộp Form W-2 và W-3 hàng năm.
Tuỳ thuộc vào loại hình của công ty, Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế khác theo quy định của tiểu bang và địa phương.
Mỗi tiểu bang nơi Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh (thường được xác định là có địa chỉ thực tế hoặc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm đó) thường sẽ yêu cầu doanh nghiệp nộp các loại thuế khác nhau.
Đây có thể là thuế thu nhập doanh nghiệp của tiểu bang, thuế nhượng quyền thương mại, thuế bán hàng và các loại thuế khác (thuế việc làm của tiểu bang được đề cập ở trên nếu Doanh nghiệp có thuê nhân viên).
Báo cáo thường niên (đôi khi còn được xem là thuế nhượng quyền kinh doanh hoặc các loại thuế khác) là báo cáo cập nhật địa chỉ, danh sách chủ sở hữu doanh nghiệp, v.v. nộp cho cục thư ký liên bang hoặc tiểu bang.
Yêu cầu nộp Báo cáo thường niên của Doanh nghiệp tại các tiểu bang ở Mỹ không giống nhau. Một số tiểu bang yêu cầu doanh nghiệp nộp báo cáo hàng năm, trong khi một số tiểu bang chỉ yêu cầu báo cáo hai năm một lần. Yêu cầu và lệ phí báo cáo thường niên tại các tiểu bang ở Mỹ có sự khác nhau.
Ngoài ra, chủ Doanh nghiệp không là cư dân hoặc công dân Mỹ phải chịu thêm các loại thuế sau đây: Thuế tại quốc gia của chủ doanh nghiệp: Một số quốc gia yêu cầu phải nộp thuế bên cạnh khoản thuế nộp cho chính phủ Mỹ. Vì vậy, vui lòng tham vấn chuyên gia thuế tại quốc gia của Doanh nghiệp để biết được những thông tin chính xác.
Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định như sau:
Như vậy, mức thuế suất thuế TNDN năm 2024 đang được áp dụng cho các doanh nghiệp là: 20%.
Tuy nhiên hiện nay mức thuế suất cao nhất áp dụng cho một số doanh nghiệp là 50%.
Cụ thể đối với các doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam thì mức thuế suất từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP có quy định chi tiết hơn về mức thuế suất đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam cụ thể:
- Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm áp dụng thuế suất là 50%, trường hợp các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.
Mức thuế suất thuế TNDN cao nhất hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thuế thu nhập Doanh nghiệp tại Mỹ
Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ được đánh vào thu nhập chịu thuế của công ty Mỹ (taxable income), cụ thể là phần sau khi lấy doanh thu trừ đi các chi phí hợp lý hợp lệ.
Với 51 tiểu bang trải khắp nước Mỹ, hệ thống thuế doanh nghiệp ở Mỹ sẽ gồm:
Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp cấp liên bang, nộp trực tiếp cho cục thuế Mỹ (IRS), kể từ Đạo luật Việc làm và Cắt giảm Thuế (TCJA) năm 2017, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 35% xuống 21%, và đưa Mỹ đến gần mức trung bình trên toàn thế giới.
Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp cấp tiểu bang cho công ty Mỹ hiện nay là 21%.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp cấp tiểu bang, Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cấp tiểu bang khác nhau theo quy định mỗi tiểu bang.
Trong năm 2024, mức thuế thu nhập doanh nghiệp cấp tiểu bang cao nhất (State Corporate Income Tax Rates) dao động từ 2,5% ở Bắc Carolina đến 9,8% ở Minnesota.
Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định người nộp thuế như sau:
- Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
+ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
- Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
+ Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
- Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.