Để đáp ứng với thị trường kinh tế Việt Nam hội nhập thì việc xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu ngày cần đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm được thời gian cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa
Những lợi ích mà Nhat Viet Logistics cung cấp cho khách hàng của mình:
Dịch vụ tư vấn tận tình chu đáo của các chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm, được đào tạo một cách bài bản nhất.
Tư vấn cho khách hàng các dịch vụ liên quan đến pháp luật, đồng thời hỗ trợ cho các khách hàng tiến hành là hồ sơ thủ tục pháp lý liên quan như thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu.
Nước ta là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với hai vựa lúa lớn ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại các khu vực này cũng nhờ đó mà phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Luật Việt An gửi đến quý khách hàng một số quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
– Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Lưu ý: Kho chứa, cơ sở xay, xát quy định tại Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo lần đầu bao gồm:
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư.
– Bản chính bản kê kho chứa, bản chính bản kê cơ sở xay, xát theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V kèm theo Nghị định này đã được Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận theo quy định tại Nghị định này.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Bộ Công thương.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
Hồ sơ giấy phép mới lần thứ hai trở đi
Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:
Tối thiểu 30 (ba mươi) ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới đến Bộ Công thương, hồ sơ gồm:
– Các giấy tờ theo quy định về việc cấp mới Giấy chứng nhận lần đầu;
– Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.
– Bản báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo (theo mẫu);
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương xem xét cấp giấy phép mới cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hoặc có câu hỏi liên quan đến lĩnh vực kinh doanh này vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được luật sư hướng dẫn cụ thể nhất!
Việt Nam là một trong các nước có khả năng xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Xuất khẩu gạo là một lĩnh vực nổi bật của nước ta. Song để xuất khẩu được gạo phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau và phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong đó thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo là một trong những khâu quan trọng trong các công việc mà một đơn vị muốn xuất khẩu gạo. Vậy thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo cụ thể cần những gì và điều kiện ra sao, xin cấp giấy phép ở đâu. Bằng bài viết này, P&P xin chia sẻ những nội dung căn về thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo:
Ai được quyền kinh doanh xuất khẩu gạo ?
Theo quy định tại Điều 3- Nghị định 107/ NĐ- CP có quy định:
1. Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định
2. Thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận và thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định; các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo cần điều kiện gì ?
Cụ thể tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau
1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm. Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
Trường hợp không cần xin giấy phép xuất khẩu gạo ?
Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
Thẩm quyền và quy trình thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo ?
1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
c) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
6. Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:
a) Tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Công Thương;
b) Số lượng bộ hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
Các trường hợp cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy phép xuất khẩu gạo ?
1. Bộ Công Thương xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.
2. Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận trong các trường hợp có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
4. Thời hạn xem xét, cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không đồng ý cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại hoặc được điều chỉnh nội dung theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
Thu hồi Giấy phép xuất khẩu gạo trong các trường hợp nào ?
1. Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:
a) Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;
b) Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
đ) Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh;
e) Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;
g) Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Trong trường hợp thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương chỉ xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân sau khi đã hết thời hạn tối thiểu sau đây:
a) Trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận do vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ hoặc vi phạm lần đầu quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều này, thời hạn này là 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi;
b) Trường hợp thương nhân đã bị thu hồi Giấy chứng nhận do vi phạm quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều này mà tái phạm, thời hạn này là 24 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi gần nhất.
3. Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân sau khi bị thu hồi thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này và chỉ được thực hiện khi đã hết thời hạn tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều này.
Các vướng mắc các đơn vị thường gặp phải khi thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo ?
Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, Công ty chưa có nhà xưởng thì có thể đi thuê để xin giấy phép xuất khẩu gạo được không? thời gian tôi phải thuê là bao nhiêu năm?
Trả lời: Trường hợp công ty bạn nếu không có nhà xưởng kho chứa và kho xay sát có thể đi thuê . Tuy nhiên để đáp ứng điều kiện xin giấy phép xuất khẩu gạo phải có hợp đồng thuê kho và kho đó phải thuộc sở hữu của bên cho thuê và
- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Thời gian thuê thì các bên phải đảm bảo tối thiểu là 5 năm.
Câu hỏi: Công ty tôi trụ sở chính ở TP Hồ Chí Minh - tôi có thuê kho ở hậu giang thì xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo ở đâu?
Trả lời: Công ty tôi trụ sở chính ở TP Hồ Chí Minh - tôi có thuê kho ở hậu giang thì xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo Bộ Công Thương ( cơ quan có thẩm quyền quyết định ), nhưng phải đồng kính gửi hồ sơ cho sở công thương nơi công ty đặt trụ sở và sở công thương có kho chứa - kho xay xát.
Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo, cơ quan nhà nước có xuống kiểm tra cơ sở không ?
Trả lời: Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xuống kiểm tra cơ sở nhưng thường sẽ là thực hiện hậu kiểm sau khi cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo, có mất lệ phí nhà nước không ?
Trả lời: Thương nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận không phải nộp lệ phí
Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo ?
- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo;
- Tiếp nhận thông tin để thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo;
- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiệnthủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo;
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo;
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo;
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách hàng sau khi thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo.
Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608
Email: [email protected]