Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, dự kiến cơ chế điều chỉnh biên giới carbon sẽ cắt giảm xuất khẩu từ châu Á sang EU, trong đó mặt hàng thép từ Ấn Độ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
b) Phần nhiều các nước châu Á là các nước A. phát triển. B. đang phát triển. C. có thu nhập bình quân đầu người cao, D. công nghiệp hiện đại.
b) Phần nhiều các nước châu Á là các nước
C. có thu nhập bình quân đầu người cao,
Nợ chính phủ hay còn gọi là nợ công là một chỉ số quan trọng để đánh giá về sự bền vững của nền tài chính quốc gia. Nếu nợ chính phủ của một quốc gia quá cao, đây là một dấu hiệu cho thấy quốc gia đó có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, có nguy cơ dẫn tới bất ổn kinh tế.
Đồ thị dưới đây xếp hạng nợ chính phủ của các nền kinh tế phát triển, sử dụng tỷ lệ tổng nợ chính phủ trên tổng sản phẩm trong nước (GDP), với dữ liệu được lấy từ dự báo từ Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vào tháng 10/2023 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong 20 nền kinh tế phát triển được phân tích, 11 quốc gia có tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP ở mức hơn 100%. Đứng đầu là Nhật Bản với tỷ lệ này ở mức trên 100% trong suốt hai thập kỷ qua. IMF dự báo tỷ lệ nợ chính phủ/GDP của Nhật Bản năm 2023 là 255%.
Năm 2023, nợ chính phủ của Mỹ vượt mốc 33 nghìn tỷ USD, tương đương 123% GDP. Cách đây 20 năm, tỷ lệ này chỉ ở mức chưa tới 60%. Dù vậy, tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP của Mỹ vẫn thấp hơn so với mức bình quân 128% của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7).
Đức là quốc gia có tỷ lệ này thấp nhất trong nhóm G7, ở mức 66%. Tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đều đang cố gắng đưa tỷ lệ nợ công/GDP xuống mức dưới 60% để đảm bảo sự bền vững của nền tài chính.