Tiếng Ainu, tiếng Akan, tiếng Albania, tiếng Amharic, tiếng Apache (Phía Tây), tiếng Ả Rập, tiếng Ả Rập (Najdi), tiếng Armenia, tiếng Assam, tiếng Assyria, tiếng Azerbaijan, tiếng Bengal (Chuẩn, Chuyển tự), tiếng Belarus, tiếng Bodo, tiếng Bulgaria, tiếng Miến Điện, tiếng Quảng Đông – Phồn thể (Thương Hiệt, Viết tay, Ngữ âm, Nét chữ, Tốc thành), tiếng Catalan, tiếng Cherokee, tiếng Chickasaw, tiếng Trung – Giản thể (Viết tay, Bính âm QWERTY, Bính âm 10 phím, Song bính, Nét chữ), tiếng Trung – Phồn thể (Thương Hiệt, Viết tay, Bính âm QWERTY, Bính âm 10 phím, Song bính, Nét chữ, Tốc thành, Chú âm), tiếng Choctaw, tiếng Chuvash, tiếng Croatia, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Dhivehi, tiếng Dogri, tiếng Hà Lan (Bỉ, Hà Lan), tiếng Dzongkha, Biểu Tượng (Emoji), tiếng Anh (Úc, Canada, Ấn Độ, Nhật, New Zealand, Singapore, Nam Phi, Anh, Mỹ), tiếng Estonia, tiếng Faroe, tiếng Philippines, tiếng Phần Lan, tiếng Flemish, tiếng Pháp (Bỉ, Canada, Pháp, Thụy Sĩ), tiếng Fula (Adlam), tiếng Gruzia, tiếng Đức (Áo, Đức, Thụy Sĩ), tiếng Hy Lạp, tiếng Gujarati (Chuẩn, Chuyển tự), tiếng Hausa, tiếng Hawaii, tiếng Do Thái, tiếng Hindi (Devanagari, La tinh, Chuyển tự), tiếng Hmong (Pahawh), tiếng Hungary, tiếng Iceland, tiếng Igbo, tiếng Indonesia, tiếng Ingush, tiếng Gael Ireland, tiếng Ý, tiếng Nhật (Viết tay, Kana, Romaji), tiếng Kabyle, tiếng Kannada (Chuẩn, Chuyển tự), tiếng Kashmir (Ả Rập, Devanagari), tiếng Kazakh, tiếng Khmer, tiếng Konkani (Devanagari), tiếng Hàn (2 bộ, 10 phím), tiếng Kurd (Ả Rập, La tinh), tiếng Kyrgyz, tiếng Lào, tiếng Latvia, tiếng Liangshan Yi, tiếng Litva, tiếng Macedonia, tiếng Maithili, tiếng Mã Lai (Ả Rập, La tinh), tiếng Malayalam (Chuẩn, Chuyển tự), tiếng Malta, tiếng Mandaic, tiếng Manipuri (Bengal, Meetei Mayek), tiếng Maori, tiếng Marathi (Devanagari, Chuyển tự), tiếng Mi’kmaw, tiếng Mông Cổ, tiếng Navajo, tiếng Nepal, tiếng N'Ko, tiếng Na Uy (Bokmål, Nynorsk), tiếng Odia, tiếng Osage, tiếng Pashto, tiếng Ba Tư, tiếng Ba Tư (Afghanistan), tiếng Ba Lan, tiếng Bồ Đào Nha (Brazil, Bồ Đào Nha), tiếng Punjab (Gurmukhi – QWERTY, Gurmukhi – Chuẩn, Chuyển tự), tiếng Rejang, tiếng Rohingya, tiếng Romania, tiếng Nga, tiếng Samoa, tiếng Phạn, tiếng Santali (Devanagari, Ol Chiki), tiếng Serbia (Kirin, La tinh), tiếng Sindhi (Ả Rập, Devanagari), tiếng Sinhala, tiếng Slovak, tiếng Slovenia, tiếng Tây Ban Nha (Châu Mỹ La tinh, Mexico, Tây Ban Nha), tiếng Swahili, tiếng Thụy Điển, tiếng Tajik, tiếng Tamazight (Ma Rốc Chuẩn), tiếng Tamil (Anjal, Tamil 99, Chuyển tự), tiếng Telugu (Chuẩn, Chuyển tự), tiếng Thái, tiếng Tây Tạng, tiếng Tongan, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Turkmen, tiếng Ukraina, tiếng Urdu (Chuẩn, Chuyển tự), tiếng Duy Ngô Nhĩ, tiếng Uzbek (Ả Rập, Kirin, La tinh), tiếng Việt (Telex, VIQR, VNI), tiếng Wancho, tiếng Wales, tiếng Wolastoqey, tiếng Yiddish, tiếng Yoruba

Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn diện tích văn phòng làm việc (m2/người)

Có thể khẳng định rằng, diện tích văn phòng làm việc của mỗi công ty sẽ phụ thuộc vào loại hình công việc và khả năng tài chính của công ty. Một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến tiêu chuẩn diện tích văn phòng làm việc như: văn hóa doanh nghiệp, tính chất công việc hay một số tính toán không gian khác.

Tính chất công việc bao gồm lĩnh vực, ngành nghề, mức độ có mặt tại văn phòng của nhân viên đều có ảnh hưởng đến tiêu chuẩn diện tích phòng làm việc.

Nếu những ngành nghề có tính chất làm việc ngoài văn phòng làm việc là chủ yếu; doanh nghiệp nên chọn những văn phòng có diện tích nhỏ.

Nếu nhân viên của bạn dành toàn thời gian ở văn phòng; bạn nên tạo không gian làm việc thoải mái cho họ để phát huy tối đa hiệu suất làm việc. Đặc biệt, đối với những ngành đòi hỏi sự sáng tạo và dùng nhiều tài liệu,.. hãy bố trí một không gian làm việc rộng rãi và thoải mái.

Tùy thuộc vào từng văn hóa của mỗi doanh nghiệp mà diện tích văn phòng cũng có sự thay đổi. Các doanh nghiệp nước ngoài có tính cá nhân hóa cao nên không gian làm việc của nhân viên thường rộng và riêng tư hơn.

Mức tiêu chuẩn chung diện tích văn phòng làm việc (m2/người) được tính như sau

Công việc văn phòng không đơn giản chỉ là những công việc thường ngày; đôi khi nó sẽ bao gồm cả những hoạt động thể chất – trí óc khác nhau. Do đó việc tạo dựng một không gian văn phòng hợp lý vô cùng quan trọng.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và nhu cầu thực thể của từng doanh nghiệp hiện nay; các không gian văn phòng sẽ có khoảng diện tích phù hợp với từng nhân sự. Mức tiêu chuẩn chung diện tích văn phòng làm việc ( m2/ người ) hiện nay được tính như sau:

Tiêu chuẩn diện tích sảnh văn phòng, quầy lễ tân

Khu vực quầy lễ tân, sảnh văn phòng sẽ chiếm một diện tích không hề nhỏ. Theo quy định diện tích phòng làm việc hiện nay thì khu vực này có diện tích trung bình từ 10-20m2.

Nếu văn phòng của bạn có diện tích hạn chế; nên cân nhắc chọn kích thước quầy lễ tân để khu vực này không chiếm quá nhiều diện tích.

Tiêu chuẩn diện tích văn phòng làm việc đối với phòng họp

Khu vực phòng họp luôn cần có trong mỗi công ty hiện nay; do đó các chủ doanh nghiệp cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về diện tích của không gian.

Không nên để diện tích phòng họp quá nhỏ hoặc diện tích quá rộng gây lãng phí. Bạn nên tham khảo tiêu chuẩn sau:

Những lưu ý để thiết kế văn phòng đạt chuẩn về diện tích (m2/người)

Để thiết kế văn phòng đạt chuẩn về diện tích; doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần quan tâm mà  Anviethouse đã tổng hợp được.

Trên đây là “ Tiêu chuẩn diện tích văn phòng làm việc chuyên nghiệp (m2/người) cập nhật 2023” do Anviethouse tổng hợp. Chúng tôi hi vọng bạn có được những thông tin hữu ích để thiết kế văn phòng hợp lý.

Quý vị cần đơn vị thiết kế và thi công nội thất văn phòng chuyên nghiệp và uy tín hãy liên hệ với đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi qua Hotline: 0965445110 để chúng tôi có thể hỗ trợ quý vị nhanh chóng và chính xác.

Anviethouse xin chân trọng cảm ơn!

Tiêu chuẩn diện tích phòng làm việc lãnh đạo, giám đốc

Lãnh đạo, quản lý cần một không gian văn phòng làm việc có diện tích lớn hơn so với nhân viên.

Không gian làm việc của lãnh đạo là nơi để đón tiếp khách hàng, đối tác đến với văn phòng. Do đó, tiêu chuẩn diện tích văn phòng làm việc của giám đốc, lãnh đạo được kiến nghị khoảng 25m2. Đối với quản lý, không gian làm việc văn phòng thường từ 10-18m2.

Tuy nhiên, một số văn phòng hiện nay thường sắp xếp không gian văn phòng mở. Vì thế diện tích dành cho không gian làm việc phòng lãnh đạo cũng có sự thay đổi ít nhiều.

Tiêu chuẩn diện tích văn phòng cho từng không gian

Việc lựa chọn và phân chia không gian diện tích văn phòng theo tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp sử dụng văn phòng hiệu quả; tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí.

Quy định diện tích văn phòng làm việc có thể xây dựng phù hợp cho từng không gian. Dưới đây là một số tiêu chuẩn diện tích văn phòng ( m2/ người) dành cho lãnh đạo, nhân viên; với tính chất của công ty khác nhau; đảm bảo sự thoải mái cho mọi cán bộ nhân viên được Anviethouse cập nhật mới nhất.

Những tính toán không gian văn phòng cần thiết khác

Việc phân bổ không gian làm việc văn phòng rất phức tạp và có thể thay đổi linh hoạt; không nhất thiết phải áp theo một quy chuẩn nào, nhưng cần đảm bảo sự thoải mái cho nhân viên.

Chủ doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu thực tế; đồng thời lập bản kế hoạch phân tích rõ ràng để đảm bảo diện tích văn phòng là hợp lý nhất.

Tiêu chuẩn diện tích văn phòng làm việc (m2/người) cho nhân viên

Tiêu chuẩn diện tích văn phòng (m2/ người) dành cho nhân viên còn phụ thuộc vào vị trí của nhân viên. Do đó, quy định diện tích phòng làm việc cho nhân viên sẽ được phân chia cụ thể như sau.

Đối với các nhân viên cố định thì khu vực làm việc cần có bàn ghế, máy tính, tủ đựng đồ.

Mỗi nhân viên cần ít nhất một không gian đủ rộng để chứa các đồ dùng này. Do đó, tiêu chuẩn diện tích văn phòng (m2/ người) dành cho nhân viên cố định thường là 4-5m2/ người.

Một số doanh nghiệp tiết kiệm diện tích văn phòng thì mức diện tích có thể là 3,5m2/ người. Nếu nhân viên của bạn đòi hỏi sự yên tĩnh và sáng tạo; bạn cũng có thể dành diện tích từ 7-10m2/ người cho nhân viên của bạn.

Đối với các nhân viên có vị trí làm việc linh hoạt thì diện tích làm việc được kiến nghị ở mức 3m2/ người. Tuy nhiên, lối đi lại giữa bàn ghế và các khu vực phải được đảm bảo phù hợp với nhu cầu công việc.

Hiện nay tại nhiều công ty có xuất hiện các vị trí nhân viên chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Tức là nhân viên thường làm việc ở bên ngoài công ty. Do đó, tiêu chuẩn diện tích cho những nhân viên này khoảng 1,5m2/ người.