Phó trưởng phòng: ThS. Nguyễn Đắc Dũng
Review ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh Tế TP.HCM (UEH): Học để làm sếp người ta?
Ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh Tế TP.HCM luôn được xếp vào hàng TOP các ngành được thí sinh yêu thích trong các kỳ thi đại học hàng năm. Chương trình học tiến tiến, cơ hội giao lưu với các doanh nhân lớn và nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị chính là sức hút của đối với các bạn trẻ. Dưới đây, Hocmai.vn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về ngành học này để giúp các bạn dễ đưa ra quyết định nhé!
Tìm hiểu ngành Quản trị kinh doanh đại học Kinh Tế TP.HCM
Ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh Tế TP.HCM có gì?
Với sứ mệnh phát triển một thế hệ những nhà quản trị sáng tạo, nhà lãnh đạo hiệu quả, những doanh chủ thành công, ngành Quản trị kinh doanh trường đại học Kinh Tế TP.HCM mang đến cho sinh viên chương trình đào tạo tiên tiến, được tham khảo từ hơn 200 trường Quản trị kinh doanh hàng đầu thế giới.
Ngành quản trị kinh doanh của Đại học Kinh Tế TP.HCM có 3 chuyên ngành cho các bạn lựa chọn gồm: Quản trị (nghiên cứu về các kiến thức liên quan đến quản trị trong doanh nghiệp), Quản trị chất lượng (nghiên cứu về các phương pháp quản trị chất lượng hiệu quả) và Quản trị khởi nghiệp (nghiên cứu sâu về các kiến thức liên quan đến hoạt động khởi nghiệp, quản trị và phát triển dự án kinh doanh). Tùy theo định hướng nghề nghiệp tương lai mà bạn có thể lựa chọn chuyên ngành phù hợp nhé.
Ngoài chương trình chuẩn, UEH còn đào tạo hệ chất lượng cao và hệ tài năng ISB. Với hệ chất lượng cao, sinh viên sẽ có 2 lựa chọn đó là Chất lượng cao tiếng Việt với 20% khối lượng kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh và Chất lượng cao tiếng Anh với 100% nội dung học bằng tiếng Anh. Ưu điểm của chương trình này là lớp học chỉ có 40 sinh viên với cơ sở vật chất khang trang, phòng học hiện đại và thông minh hơn. Giảng viên cũng là những thầy cô hàng đầu trong ngành và có nhiều thành tựu quốc tế.
Hệ tài năng ISB của UEH đã được công nhận chính thức bởi FIBAA (Thụy Sĩ) và được CPA (Úc) khẳng định chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Chương trình học 100% bằng tiếng Anh với cường độ học cao và thường xuyên cập nhật. Nhờ đó, sinh viên sẽ được nhanh chóng tiếp cận với các khối kiến thức mới nhất.
Chương trình thăm doanh nghiệp của sinh viên tại Công Ty CP Misa
Trong suốt quá trình học, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh UEH sẽ được tham gia các hoạt động tham quan trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp đối tác của khoa. Bạn sẽ có cơ hội được các lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ về quá trình tổ chức, vận hành hoạt động kinh doanh của học và giải đáp các thắc mắc về việc vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn.
Hoạt động đoàn đội của sinh viên khoa Quản trị luôn nằm trong top sôi nổi nhất của trường. Các chương trình truyền thống như: Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản trị, Nhà nghiên cứu trẻ, UEH500, Hội diễn, Hội trại, Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh,… được tổ chức hàng năm thu hút nhiều bạn sinh viên tham gia. Đây chính là cơ hội tốt để bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, xây dựng tinh thần động đội và gắn kết các thế hệ sinh viên của khoa.
Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh (Business Administration), là việc thực hiện các hành vi quản trị trong quá trình kinh doanh, hướng đến mục đích phát triển và duy trình công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngành Quản trị kinh doanh nghiên cứu về quá trình quản lý một tổ chức hoặc một doanh nghiệp. Theo học ngành này, bạn sẽ phải học tất tần tật các kiến thuộc mọi ngành nghề khác nhau như: kế toán, tài chính, marketing, luật, logistics, nhân sự,… Song song với những kiến thức đó, kỹ năng lãnh đạo, hệ thống tư duy cùng những mô hình quản trị để đạt hiệu suất công việc tối đa cũng là những môn học không thể thiếu của ngành này.
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Học Quản trị kinh doanh là để làm sếp, nhưng muốn làm sếp thì trước hết bạn phải tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm đã đúng không nào? Là một ngành đặc thù trang bị cho sinh viên tất cả kiến thức cần thiết từ trên ghế nhà trường, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có thể thích ứng nhanh chóng và lựa chọn công việc linh hoạt trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Một số vị trí công việc khởi điểm thường thấy của sinh viên Quản trị kinh doanh như: Chuyên viên tổ chức nhân sự chuyên viên quản trị hành chính, chuyên viên kinh doanh tiếp thị, chuyên viên cung ứng, chuyên viên quản trị chất lượng, các công việc theo định hướng quản trị nguồn nhân lực, giao dịch khách hàng, điều hành dịch vụ sản xuất.
Sau một thời gian làm việc từ 3-5 năm, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí công việc như: Trưởng bộ phận tổ chức – nhân sự, trưởng bộ phận kinh doanh tiếp thị, trưởng bộ phận quản trị hành chính, trưởng bộ phận cung ứng, trưởng bộ phận quản trị chất lượng,…
Khi đã có kinh nghiệm từ 5 năm trở nên, bạn có thể thăng tiến làm giám đốc, nhà sáng lập các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận hoặc làm lãnh đạo trong các tổ chức hành chính, sự nghiệp.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của nền kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh đều cho thấy sức hút không thể chối từ của mình. Nếu bạn muốn trở thành nhà quản trị tài năng trong tương lai thì hãy chọn ngành Quản trị kinh doanh tại UEH nhé!
Quyết định của Giám đốc Lê Quân là thực hiện theo Nghị quyết số 3768/NQ-HĐ ngày 24/11/2021 của Hội đồng ĐH Quốc gia Hà Nội do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Kim Sơn Ký.
Theo đó, Quyết định số 3838/QĐ-ĐHQGHN thành lập trường Quốc tế; tên tiếng Anh là VNU – International School; tên viết tắt: VNU – IS.
Quyết định số 3869/QĐ-ĐHQGHN thành lập trường Quản trị và Kinh doanh; tên tiếng Anh: VNU – Hanoi School of Business and Management; tên viết tắt: VNU – HSB.
Trường Quốc tế và trường Quản trị và Kinh doanh là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học; tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch. Hai trường Quốc tế và trường Quản trị và Kinh doanh được tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật có liên quan, Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH quốc gia và các cơ sở giáo dục ĐH thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành và Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường do Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội ban hành.
Khoa Quản trị và Kinh doanh, nay là trường Quản trị và Kinh doanh, được thành lập ngày 13/7/1995 là thương hiệu uy tín với các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, các khóa đào tạo quản trị điều hành và những hoạt động tư vấn cho khu vực công và tư với hơn 13.000 cựu học viên. Trường Quản trị và Kinh doanh là tổ chức đào tạo đầu tiên ở Việt Nam được nhận ISO cho tất cả các hoạt động tư vấn và đào tạo từ năm 1996. Hiện nhà trường đang có quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều nhà khoa học xuất sắc, nhiều trường ĐH nổi tiếng thế giới... Các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế được tăng cường gồm trao đổi giảng viên, học viên và chuyên gia trong nhiều chương trình đào tạo tiên tiến. Các học viên có nhiều cơ hội được tham gia các chương trình chất lượng từ MBA, MNS đến các khóa đào tạo quản trị điều hành và các khóa ngắn hạn ở nước ngoài...
Khoa Quốc tế, nay là trường Quốc tế được thành lập ngày 24/7/2002 có quy mô đào tạo trên 4.000 người học đến từ 12 quốc gia và 5 châu lục. Trường là một trong những đơn vị trong ĐH Quốc gia Hà Nội sớm triển khai nhiều mô hình đặc sắc như: Liên kết quốc tế do ĐH Quốc gia Hà Nội cấp bằng, chương trình chất lượng cao theo đặc thù của đơn vị được giảng dạy toàn bộ bằng tiếng Anh, chương trình đồng cấp bằng với các đối tác nước ngoài. Các ngành nghề được nhà trường hợp tác trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau: Kinh tế, kinh doanh, quản trị, tài chính, quản lý, kỹ thuật công nghệ, khoa học dữ liệu, du lịch, khách sạn...
Đến nay, ĐH Quốc gia Hà Nội có 8 trường ĐH thành viên do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập, 2 trường do Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội ký quyết định thành lập, 2 khoa trực thuộc, 7 viện nghiên cứu, 2 trung tâm đào tạo và nghiên cứu, 16 đơn vị phục vụ.
Việc thành lập trường trên cơ sở điều chỉnh, sắp xếp phát triển các khoa trực thuộc sẽ giúp ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực từ lợi thế của mô hình ĐH cũng như tạo điều kiện để thu hút các nguồn lực về nhân sự, tài chính từ bên ngoài. Đồng thời, ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục hoàn thiện mô hình ĐH nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trên nền tảng phát triển các hạt nhân có năng lực thực hiện tốt các chính sách thí điểm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, liên kết và hội nhập quốc tế, đặc biệt là có khả năng tự chủ về tài chính.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Phòng Khảo thí và ĐBCLGD được thành lập theo Quyết định số 733/QĐ-ĐHTN ngày 04/6/2014 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên. Phòng được thành lập trên cơ sở chia tách từ phòng Thanh tra Khảo thí và ĐBCLGD (Phòng Thanh tra Khảo thí và ĐBCLGD được thành lập theo Quyết định số 480/QĐ-TCCB ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Giám đốc ĐHTN).
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của phòng Khảo thí và ĐBCLGD thực hiện theo Quyết định số: 192/QĐ-ĐHKT&QTKD-HCTC ngày 20/3/2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh về việc ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị chức năng trực thuộc Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.
a. Phòng KT&ĐBCLGD gồm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và các cán bộ làm công tác KT&ĐBCLGD. Trưởng Phòng, Phó Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
b. Cấp Khoa/Bộ môn gồm các cán bộ, giảng viên kiêm nhiệm công tác KT&ĐBCLGD.
Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động về khảo thí, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định của pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên và các quy định khác.
1. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên về công tác khảo thí.
2. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác xây dựng kế hoạch chiến lược và đề ra lộ trình cho công tác khảo thí. Đề xuất với Hiệu trưởng những giải pháp, hoạt động cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác khảo thí.
3. Xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch hoạt động khảo thí theo nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên.
4. Tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi quản lý đối với công tác khảo thí.
5. Phối hợp với các đơn vị trong Nhà trường triển khai, giám sát thực hiện các quy định cụ thể về công tác khảo thí đối với tất cả các bậc học, các loại hình đào tạo.
6. Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo các đơn vị trong Nhà trường triển khai công tác xây dựng ngân hàng đề thi/câu hỏi thi (tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp) cho tất cả các bậc học, các loại hình đào tạo; phối hợp với các Khoa/Bộ môn đánh giá độ tin cậy ngân hàng đề thi/câu hỏi thi; lưu trữ, bảo mật ngân hàng đề thi/câu hỏi thi; tổ chức bốc thăm, tổ hợp, sao in đề thi; giám sát công tác tổ chức thi, chấm thi, công bố kết quả thi, phúc khảo bài thi; tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác khảo thí.
7. Tham gia công tác tuyển sinh ở tất cả các bậc học, các loại hình đào tạo theo sự phân công của Hiệu trưởng.
8. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khảo thí. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác khảo thí và công tác khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
9. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục.
10. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng xây dựng chiến lược, kế hoạch, đề án và hệ thống văn bản quản lý trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên.
11. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên; Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc triển khai công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo chiến lược/kế hoạch của Nhà trường.
12. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng tổ chức tự đánh giá cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên; đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục với các tổ chức kiểm định của Việt Nam, khu vực và trên thế giới thuộc danh mục các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
13. Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng tự đánh giá của Nhà trường trong công tác tự đánh giá cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo; hướng dẫn các đơn vị tích lũy tài liệu/minh chứng phục vụ công tác tự đánh giá; hướng dẫn các đơn vị sử dụng các bộ tiêu chuẩn trong kiểm định chất lượng giáo dục; cập nhật cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm; hướng dẫn và phối hợp với các đơn vị số hóa tài liệu/minh chứng phục vụ tự đánh giá cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo.
14. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng chỉ đạo, triển khai thực hiện quy chế ba công khai; quy định công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; công khai các hoạt động khác trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng trên website Nhà trường, trên các phương tiện thông tin khác theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên.
15. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo chuẩn đầu ra; khảo sát lấy ý các bên liên quan về hoạt động giáo dục đào tạo của Nhà trường; phối hợp với các đơn vị xây dựng chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo; phối hợp với các đơn vị rà soát, điều chỉnh, xây dựng chương trình đào tạo ở tất cả các bậc học, các loại hình đào tạo; tham gia thẩm định điều kiện mở ngành, mở lớp và liên kết đào tạo (trong và ngoài nước) của Nhà trường.
16. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức điều tra, khảo sát cán bộ viên chức, giảng viên, người học các hệ về công tác quản lý, đào tạo của Nhà trường phục vụ công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và công tác quản lý của Nhà trường.
17. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng trong công tác đảm bảo chất lượng; giám sát thực hiện, đánh giá kết quả cải tiến chất lượng giáo dục trong từng tháng, quý, năm; tổ chức tổng kết đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm trong hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục tại các đơn vị; xây dựng văn hóa chất lượng, văn hóa minh chứng trong công tác quản lý tại các đơn vị trong Nhà trường.
18. Tổ chức triển khai và áp dụng các phần mềm quản lý trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng, tự đánh giá và các hoạt động khác.
19. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo chất lượng tại các đơn vị trong Nhà trường; thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
Chi tiết xem tại Quyết định số 192/QĐ-ĐHKT&QTKD-HCTC ngày 20/3/2019.