Thu nhập bình quân của lao động quý 1/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301.000 đồng so với quý 4/2023 và tăng 549.000 đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Cách tính Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia, là giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi một quốc gia trong một năm, chia cho dân số của quốc gia đó.
Nếu bạn chỉ xem xét tại một thời điểm, thì bạn có thể sử dụng GDP "danh nghĩa" chia cho tổng dân số tại thời điểm đang xét đến. “Danh nghĩa” ở đây có nghĩa là Thu nhập bình quân đầu người được tính theo giá trị tiền tệ hiện tại, chưa điều chỉnh cho lạm phát.
Nếu muốn so sánh Thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia, bạn cần sử dụng phương pháp “ngang giá sức mua” (purchasing price parity, PPP). Đây có vẻ là thước đo khá phức tạp song nó giúp tạo ra sự ngang bằng giữa các nền kinh tế bằng cách so sánh một rổ hàng hóa bỏ qua tác động của tỷ giá hối đoái. Phương pháp này cũng giúp đánh giá đồng tiền của một quốc gia thông qua những gì có thể mua ở quốc gia đó, chứ không chỉ thông qua giá trị của đồng tiền khi được quy đổi bằng tỷ giá hối đoái.
Các quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất
Sau đây là các quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất theo thống kê của Sách Dữ kiện Thế giới (CIA World Factbook).
1. Cộng hòa Madagascar: 1,500 USD/người
2. Cộng hòa Malawi: 1,500 USD/người
3. Cộng hòa Chad: 1,400 USD/người
5. Cộng hòa Mozambique: 1,200 USD/người
Các quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất
Dưới đây là top 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất tính đến tháng 3 năm 2023, theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
1. Luxembourg: 128,820 USD/người
GDP bình quân đầu người tại Việt Nam
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những bước chuyển biến rất tích cực kể từ cuộc cải cách kinh tế Đổi mới từ năm 1986. Nỗ lực tận dụng các nguồn lực sẵn có cũng như kết hợp những xu hướng toàn cầu đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với nhiều quốc gia khác.
Theo thống kê của World Bank, từ năm 2002 đến 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 3.6 lần, đạt gần 3,700 USD/người. Mặt khác, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn nghèo ở mức 3.65 USD/ngày, PPP năm 2017) đã giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống chỉ còn 3.8% vào năm 2020.
Báo cáo của Tổng Cục Thống kê nước ta cũng cho biết, GDP Việt Nam năm 2022 đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD, tăng 8.02% so với năm 2021. GDP Việt Nam đứng thứ 5 khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore) và xếp thứ 37 thế giới.
GDP bình quân đầu người năm 2022 là 95.6 triệu đồng/người, tương đương 4,110 USD và tăng 393 USD so với năm 2021
Với những kết quả đạt được, theo tầm nhìn phát triển trong tương lai, Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên đầu người đạt 5.9%.
- GDP bình quân đầu người đo lường sản lượng kinh tế của một quốc gia trên mỗi người dân.
- Đây là một thước đo chuẩn mức sống tiêu biểu của một quốc gia, cho thấy người dân được hưởng lợi như thế nào từ nền kinh tế quốc gia của họ.
Theo đó, thu nhập bình quân của lao động nam đạt 8,1 triệu đồng và nữ 6 triệu đồng. Riêng quý IV-2023, đời sống lao động cải thiện khi thu nhập bình quân đạt 7,3 triệu đồng mỗi tháng, tăng 180.000 đồng so với quý III-2023.
Tốc độ tăng thu nhập đạt 2,5%, gần gấp đôi so với 1,4% quý IV-2022 - thời điểm đại dịch vừa chấm dứt. Lý do là những tháng cuối năm, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, đơn hàng cải thiện đẩy mức thu nhập của người lao động cao hơn so với trước.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân của người lao động trong quý IV-2023 tăng lên ở tất cả các vùng kinh tế - xã hội của cả nước; trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng cao nhất. Cụ thể, thu nhập bình quân tháng của lao động tại vùng Đồng bằng sông Hồng quý IV-2023 là 8,7 triệu đồng, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập của người lao động tại một số tỉnh trong vùng này ghi nhận tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: lao động tại tỉnh Thái Bình thu nhập bình quân là 7,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,9%; tại Hà Nam là 7,4 triệu đồng/người/tháng, tăng 10,7%; tại Nam Định là 7,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 10,4%; tại Hải Phòng là 8,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,4%.
Đông Nam Bộ là khu vực ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập thấp nhất, khoảng 2,3%, đạt 9 triệu đồng/người/tháng. So với năm 2022, mức tăng thu nhập lao động một số tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp, chế xuất, khá thấp, như: Đồng Nai 8,9 triệu đồng (tăng 1,6%); TP Hồ Chí Minh 9,4 triệu đồng (tăng 1,9%). Ngược lại, một số địa phương lại có mức tăng trưởng khá, như Bình Dương 9,5 triệu đồng (tăng 6,4%); Vũng Tàu 8,7 triệu đồng (tăng 12,8%).
Dù ghi nhận thu nhập tăng chậm so với các vùng khác, song vùng Đông Nam Bộ không còn dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động. Riêng tỷ lệ thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh giảm còn 2,91% do nhiều doanh nghiệp tìm kiếm lại đơn hàng, mở rộng sản xuất, nên có nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn lao động. Thành phố đồng thời tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm trực tiếp lẫn trực tuyến để kết nối lao động và doanh nghiệp.
Các địa phương tăng kết nối giao dịch việc làm giúp cải thiện số lao động có việc làm, đạt 51,3 triệu người, tăng 130.000 người so với quý III-2023. Tính chung cả năm 2023, lao động có việc làm ước đạt 51,3 triệu người, tăng 683.000 người so với năm 2022.
Số người nghỉ giãn việc, mất việc những tháng cuối năm tiếp tục giảm so với quý III-2023; trong đó, lao động mất việc còn 85.000 người, giảm gần 33.000 người; người nghỉ giãn việc còn 77.800 người, giảm hơn 187.000 người so với quý III-2023.
Ý nghĩa của Thu nhập bình quân đầu người
Về cơ bản, Thu nhập bình quân đầu người đóng vai trò là thước đo xác định sản lượng kinh tế của một quốc gia tính trên mỗi người dân sinh sống tại quốc gia đó. Thông thường, các quốc gia giàu có với dân số nhỏ hơn thường có Thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Theo toán học, sự giàu có của cải vật chất được chia cho ít người hơn, sẽ làm tăng Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia.
Thực tế, GDP bình quân đầu người được xem là thước đo chuẩn mức sống của một quốc gia tốt nhất; nó cho biết mỗi công dân có thể tạo ra bao nhiêu giá trị hàng hóa và dịch vụ.
Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người cũng là một thước đo để phân tích sự thịnh vượng một quốc gia. Nó được dùng để đo lường thu nhập mà trung bình mỗi người dân trong quốc gia đó kiếm được. Qua đó, phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân tại quốc gia đó, nhằm làm cơ sở cho các chính sách nâng cao chuẩn mức sống của người dân và xóa đói giảm nghèo.