Ô nhiễm môi trường là gì? Phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất
Khí thải từ phương tiện giao thông
Xe hơi, máy bay và các phương tiện giao thông khác thải ra khí thải gồm các chất độc hại như khí carbon monoxide (CO), khí nitơ oxit (NOx), khí hydrocarbon (HC) và các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs). Những chất này gây ra ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các nhà máy, cơ sở sản xuất và nhà máy nhiệt điện thải ra khí thải, bụi, hóa chất và chất thải lỏng, gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất. Quá trình sản xuất, chế biến, và xử lý chất thải cũng tạo ra nhiều chất độc hại.
Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp có thể làm ô nhiễm đất và nước. Các chất phân hủy từ chăn nuôi động vật cũng góp phần vào ô nhiễm môi trường.
Các dấu hiệu nhận biết môi trường đang bị ô nhiễm
Hiện tại, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn là một vấn đề ở mức báo động và diễn ra rộng rãi không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở trên khắp thế giới. Quá trình ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều hiện tượng đang diễn ra xung quanh chúng ta.
Một số biểu hiện này chúng ta có thể nhận biết ngay, nhưng có nhiều biểu hiện khác lại cần một khoảng thời gian mới có thể nhận ra rõ ràng.
Quy định về bảo vệ môi trường trước tác nhân gây ô nhiễm
, Luật Bảo vệ môi trường cũng đặt ra rất nhiều quy định nhằm bảo vệ môi trường khỏi các yếu tố gây hại.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng yêu cầu nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường.
Tuyệt đối không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới xả nước thải trực tiếp vào nước không còn khả năng chịu tải.
* Đối với môi trường nước ngầm:
Theo Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các nguồn nước ngầm phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số vượt mức chuẩn cho phép hoặc có sự suy giảm mực nước.
Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước ngầm phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán các chất đó vào nguồn nước ngầm.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước ngầm thì phải chịu trách nhiệm xử lý ô nhiễm.
* Đối với môi trường nước biển:
Các nguồn thải vào nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ môi trường. Yêu cầu đánh giá, xác định, công bố các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đi liền với phát triển bền vững.
Căn cứ Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường, để bảo vệ môi trường đất, pháp luật quy định quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét kỹ tác động của nó đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái.
Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất mà mình làm ô nhiễm.
Những khu vực ô nhiễm đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm thì Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi đất.
6.3. Bảo vệ môi trường không khí
Theo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ có xả thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường thì phải giảm thiểu và xử lý để bảo vệ môi trường không khí
Luật này cũng yêu cầu chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát. Đồng thời tình trạng ô nhiễm không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
Xử lý chất thải không đúng cách
Sự xử lý chất thải không đúng cách, bao gồm việc đổ chất thải rắn và lỏng vào môi trường mà không qua xử lý hoặc xử lý không đủ.
Sử dụng năng lượng không bền vững
Sử dụng năng lượng từ các nguồn không bền vững như than đá, dầu mỏ và khí đốt dẫn đến khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí.
Sử dụng các hóa chất độc hại trong công nghiệp, nông nghiệp và hộ gia đình, như thuốc trừ sâu, chất làm sạch và hóa chất công nghiệp cũng sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề lớn cần được giải quyết. Vậy tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? mà lại ảnh hưởng lớn đến con người như vậy?
Ô nhiễm môi trường có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Sự mất cân bằng sinh học là một trong những hậu quả đáng lo ngại nhất, khi ô nhiễm có thể làm suy giảm đa dạng sinh học và thay đổi cấu trúc của các hệ sinh thái. Ngoài ra, việc ô nhiễm làm suy giảm chất lượng của nguồn nước, gây ra sự mất mát đáng kể đối với các loài sống trong nước và gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người.
Không chỉ vậy, ô nhiễm môi trường cũng gây ra sự suy giảm chất lượng không khí, với khí thải từ các nguồn giao thông và công nghiệp là nguyên nhân chính. Sự ô nhiễm không khí không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra sự suy yếu của hệ sinh thái và sự mất mát đa dạng sinh học.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường, mà còn gây ra những tác động đáng kể đến kinh tế và xã hội.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất
Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
+ Quy định chi tiết tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mức độ ô nhiễm;
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020; tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
+ Tổng hợp danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất; xây dựng, cập nhật vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và công bố thông tin về các khu vực ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi cả nước.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh và khu vực khác theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm;
+ Xử lý khu vực ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
+ Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất liên tỉnh, khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;
+ Cập nhật thông tin về khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường theo quy định.
Việc bảo vệ môi trường đất thuộc trách nhiệm của Bộ tài nguyên và Môi trường, tiếp đến là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý, phục hồi… khu vực ô nhiễm đất quốc phòng, đất an ninh.
(Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Khái niệm ô nhiễm môi trường là gì được rất nhiều ngành khoa học định nghĩa, trong đó có cả khoa học pháp lý. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo về môi trường năm 202 định nghĩa như sau:
12. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Hiểu một cách đơn gian, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi thuộc tính của một thành phần nào đó của môi trường theo chiều hướng không tốt, gâu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.